Sự cần thiết khách quan phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để vay vốn tại các tổ chức tín dụng từ thực tiễn tỉnh lào cai (Trang 26 - 27)

15. Điểm g Khoả n1 Điều 179 Luật đất đai năm 2013.

1.2.1. Sự cần thiết khách quan phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại các tổ chức tín dụng

nhân tại các tổ chức tín dụng

1.2.1. Sự cần thiết khách quan phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại các tổ chức tín dụng chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại các tổ chức tín dụng

Như đã trình bày ở trên, thế chấp QSDĐ là một trong những quyền năng quan trọng của người sử dụng đất, giúp họ có thể khai thác một cách triệt để và linh hoạt đối với QSDĐ hợp pháp của mình. Do đó, nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể này thực hiện việc thế chấp đất đai được thuận lợi và có hiệu quả, hệ thống quy phạm pháp luật về dân sự, đất đai, tín dụng, thương mại,… đã có những quy định cụ thể giúp cho bên thế chấp và bên nhận thế

chấp có thể dễ dàng thỏa thuận và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ thế chấp, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý giúp Nhà nước quản lý cũng như hạn chế các tiêu cực, vi phạm trong quá trình sử dụng đất của các chủ thể, đảm bảo chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai cũng như vai trị điều phối, quản lý các lợi ích của đất đai của Nhà nước với địa vị là người đại diện thực hiện quyền sở hữu.

Hơn nữa, đối tượng của giao dịch thế chấp QSDĐ là một dạng tài sản đặc biệt - quyền tài sản. Khi giao kết hợp đồng thế chấp QSDĐ, bên thế chấp QSDĐ không phải chuyển giao QSDĐ của mình cho bên nhận thế chấp mà chỉ chuyển giao giấy chứng nhận QSDĐ bản gốc cho bên nhận thế chấp giữ trong thời gian thế chấp. Do đó, bên thế chấp vẫn tiếp tục được quản lý, khai thác, sử dụng tài sản là QSDĐ cho mục đích của mình. Tuy nhiên, việc bên thế chấp vẫn được tiếp tục sử dụng tài sản cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho bên thế chấp và đặc biệt cho bên nhận thế chấp. Chẳng hạn, bên thế chấp có hành vi cố tình hủy hoại tài sản, chuyển mục đích hoặc chuyển nhượng trái phép cho các chủ thể khác…..

Do đó, việc có sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động thế chấp QSDĐ là điều tất yếu, khách quan để đảm bảo quyền và lợi ích của bên nhận thế chấp và bên thế chấp cũng như là bên thứ ba; ngăn chặn những hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn trái phép trong quá trình giao kết các hợp đồng tín dụng cũng như góp phần ổn định thị trường bất động sản hiện nay.

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để vay vốn tại các tổ chức tín dụng từ thực tiễn tỉnh lào cai (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)