15. Điểm g Khoả n1 Điều 179 Luật đất đai năm 2013.
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại các tổ chức tín dụng
của hộ gia đình, cá nhân tại các tổ chức tín dụng
Ở Việt Nam, pháp luật là cơng cụ hiệu quả nhất để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội. Thế chấp QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân tại các TCTD cũng tuân theo nguyên tắc đó. Theo đó, thế chấp QSDĐ chịu sự điều chỉnh của các quy định của pháp luật tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: pháp luật dân sự (điều chỉnh về giao dịch dân sự nói chung và thế chấp QSDĐ nói riêng về chủ thể ký kết, hình thức hợp đồng,quyền và nghĩa vụ của các bên, đăng ký giao dịch bảo đảm; xử lý tài sản thế chấp, giải chấp tài sản thế chấp, xóa đăng ký biện pháp thế chấp…), pháp luật đất đai (điều kiện về chủ thể cũng như QSDĐ khi thế chấp tại các TCTD) và pháp luật liên quan đến tín dụng, ngân hàng. Từ thực tế đó, có thể thấy rằng vấn đề thế chấp đất đai đã
được điều chỉnh bởi một tập hợp các quy phạm pháp luật khác nhau, tùy thuộc vào từng khía cạnh cũng như các yếu tố ảnh hưởng của quan hệ thế chấp đất đai tới đời sống xã hội, an ninh quốc phòng, sự phát triển chung của nền kinh tế; dựa trên đánh giá về thực tế khách quan trong việc quản lý hoạt động này mà các nhà làm luật đã đưa ra các quy tắc, chuẩn mực tác động lên hành vi của các tổ chức kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Như vậy, pháp luật về thế chấp QSDĐ tại các TCTD là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động thế chấp QSDĐ; nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cũng như lợi ích chung của Nhà nước và xã hội.