Các yếu tố tác động, chi phối tới pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để vay vốn tại các tổ chức tín dụng từ thực tiễn tỉnh lào cai (Trang 30 - 34)

15. Điểm g Khoả n1 Điều 179 Luật đất đai năm 2013.

1.2.4. Các yếu tố tác động, chi phối tới pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân

đất ở của hộ gia đình, cá nhân

* Xét từ khía cạnh các TCTD

Thứ nhất, về chiến lược, kế hoạch kinh doanh của các TCTD.

Có thể coi đây là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh tiền tệ của các Ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay. Chiến lược, kế hoạch kinh doanh là những dự kiến về cách thức, phương thức hoạt động kinh doanh trong thời gian tới như kế hoạch tăng lượng tiền gửi, hoạt động marketing, nhân sự…. nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường với các đối thủ của mình…. Trên cơ sở chiến lược, kế hoạch kinh doanh đã có, các TCTD sẽ cụ thể thế hóa thành nhiệm vụ cho các bộ phận để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Thứ hai, các nội quy và quy định trong quá trình hoạt động của các TCTD.

Các TCTD phải đưa ra các chính sách ưu đãi, chăm sóc cho khách hàng (cá nhân hoặc doanh nghiệp) trước và sau khi vay vốn; quy định về lãi tiền gửi, hình thức gửi, thời hạn gửi; tài sản bảo đảm, số tiền giải ngân, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu…

Thứ ba,trình độ, năng lực, chun mơn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng:

Cán bộ tín dụng tại các TCTD là người thực hiện các hoạt động tín dụng trực tiếp với khách hàng (từ khi tư vấn đến khi tiếp nhận hồ sơ hoàn thành các thủ tục vay vốn cũng như giám sát sau khi cho vay và thu hồi nợ). Do đó, yêu cầu đặt ra đối với mỗi cán bộ tín dụng là trình độ chun mơn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, và tình thần trách nhiệm trong cơng việc, để từ đó xác định được khách hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách đạo đức tốt…hay không.

Ngồi ra, cán bộ tín dụng phải có khả năng đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cũng như khả năng thanh toán khoản vay cho các TCTD của khách hàng. Các cán bộ tín dụng sẽ đặt ra các sự kiện có thể dẫn đến rủi ro cho mình và dự liệu cách thức hạn chế những rủi ro đó cũng như có những biện pháp phịng ngừa và sau đó sẽ có những đề xuất cho việc có chấp thuận cho vay hay không. Đây là yêu cầu rất quan trọng cho cán bộ tín dụng góp phần giảm nợ xấu.

Khi cán bộ tín dụng đáp ứng các yêu cầu trên thì các hợp đồng cho vay (cấp tín dụng) diễn ra được an toàn về mặt pháp lý cũng như diễn ra nhanh chóng hiệu quả.

Thứ tư, cơng nghệ của ngân hàng:

Công nghệ tiên tiến giúp cho các TCTD có thể cung cấp nhiều loại hình dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, hệ thống công nghệ của các TCTD càng hiện đại sẽ thúc đẩy sự phát triển cho các quan hệ tín dụng bởi nó sẽ giúp tiết kiệm thời gian cũng như giảm thiểu tối đa những sai sót trong q trình giao dịch; đặc biệt nâng cao hiệu quả quản lý và giảm gánh nặng cho cán bộ tín dụng.

* Từ khía cạnh khách hàng

Thứ nhất, khả năng tài chính của khách hàng:

Khả năng tài chính của khách hàng là một yếu tố chứng minh được khả năng trả nợ của họ. Các TCTD có đồng ý cho vay hay khơng phụ thuộc khách hàng có điều kiện, khả năng tài chính trả được nợ sau khi vay. Cán bộ tín dụng cũng cần kiểm tra cẩn thận những nguồn tài chính của khách hàng có hợp pháp, ổn định và lành mạnh hay không?

Thứ hai, nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng: Đạo đức khách

hàng là một trong những nhân tố khách quan vô cùng quan trọng đối với hoạt động cho vay của các TCTD. Nhiều trường hợp, khách hàng cố tình gây khó dễ, thậm chí lợi dụng các sơ hở của pháp luật để làm giả giấy tờ, có thái độ thiếu hợp tác, dẫn đến khó khăn trong q trình lập hồ sơ và xử lý của ngân hàng.

* Về các yếu tố khác

Thứ nhất, đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động:

Nếu ngân hàng hoạt động ở nơi có mật độ dân cư cao, đặc biệt những vùng thành thị hoặc trung tâm kinh tế, nơi người dân có mức thu nhập cao sẽ tỷ lệ thuận với nhu cầu vay của các TCTD. Với những vùng có mật độ dân cư thấp, trình độ dân trí thấp, thu nhập bấp bênh, các cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh hầu như tập trung sản xuất để phục vụ các nhu cầu cơ bản của cuộc sống, chưa biết đến hoặc vì tâm lý e ngại mà hạn chế đến vay tại các ngân hàng.

Thứ hai, yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội

Yếu tố kinh tế, chính trị - xã hội cũng là một những yếu tố có những tác động rất lớn đến hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Chi khi nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và mơi trường chính trị ổn định thì mới có thể đảm bảo hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình có thể diễn ra một cách thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Nếu trên thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các các TCTD để tranh giành thị phần, khách hàng thì hoạt động cấp tín dụng của họ cũng sẽ gặp nhiều rào cản, khó khăn...

Với những diễn biến khó lường của thiên tai, tình hình dịch bệnh, hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng bị tác động mạnh, do đó cần có kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh và ứng phó hiệu quả với những khó khăn mà thiên tai, dịch bệnh gây ra, thời gian gần đây đặc biệt là về tình hình đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến các ngân hàng thương mại.

- Đại dịch Covid-19 và những tác động đến hoạt động của các ngân hàng thương mại:

Ở nước ta, dịch Covid-19 chính thức được ghi nhận từ đầu tháng 2 năm 2020. Song, do tác động rất lớn của dịch bệnh này đã ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội nói chung, hoạt động của các doanh nghiệp và hệ thống các ngân hàng thương mại nói riêng bắt đầu từ giữa tháng 2 năm 2020, đặc biệt nghiêm trọng trong tháng 3 tháng 4 và nửa đầu tháng 5 năm2020 (đây là khoảng thời gian cả nước thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp cách lý xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ).

Đến trung tuần tháng 6 năm 2020, thơng qua quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với các ngân hàng thương mại cho thấy, dịch Covid-19 vẫn đang tác động lớn, vốn cho vay tăng trưởng thấp.

Như vậy, có thể khẳng định, sức hấp thu vốn tín dụng của nền kinh tế Việt Nam là khá tốt. Vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng GDP hàng năm. Tăng trưởng tín dụng đầu năm 2020 ở mức thấp do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp, bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Kết luận chƣơng 1

1. Thế chấp QSDĐ là giao dịch mà trong đó bên thế chấp sẽ dùng tài sản là QSDĐ của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trước bên nhận thế chấp. Đây là giao dịch ngày càng được ưa chuộng hiện nay. Việc Nhà nước cho phép người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân được thế chấp đã góp phần thúc đẩy tăng giá trị và phát huy tiềm năng cho đất. Đồng thời hoạt động thế chấp QSDĐ tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá nhân huy động vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bên nhận thế chấp là các TCTD cũng sẽ an tâm hơn khi cho vay vốn mà có tài sản là QSDĐ làm bảo đảm.

2. Pháp luật điều chỉnh về thế chấp QSDĐ được quy định ở nhiều văn bản khác nhau như pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, cũng như pháp luật liên quan tới lĩnh vực ngân hàng. Nhưng tựu trung lại thì có các nhóm quy phạm sau: Nhóm quy phạm quy định về chủ thể; quy định về đối tượng thế chấp; quy định về quyền và nghĩa vụ các bên trong và sau khi xác lập quan hệ thế chấp giá trị QSDĐ ở; về hình thức, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng; nhóm quy phạm quy định về chấm dứt quan hệ thế chấp và xử lý tài sản thế chấp.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để vay vốn tại các tổ chức tín dụng từ thực tiễn tỉnh lào cai (Trang 30 - 34)