24. Điều 106 Luật đất đai
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Để đảm bảo sự vận hành quan hệ thế chấp QSDĐ trong thời gian tới được thuận lợi, dễ dàng, đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ, phù hợp với lợi ích của Nhà nước và vì lợi ích chung của xã hội, từ những bất cập được chỉ ra ở chương 2, tác giả cho rằng, cần thiết trong thời gian tới phải có những bổ sung, sửa đổi kịp thời những quy định của pháp luật không phù hợp, không thống nhất; đồng thời phải phối hợp tổ chức thực hiện giữa các cơ quan chức năng hài hòa, kịp thời. Để đạt được điều đó, hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thế chấp QSDĐ phải xuất phát từ các định hướng sau đây:
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thế chấp QSDĐ
trên cơ sở phù hợp với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam
Hiến pháp 1980 (Điều 19) đã ghi nhận quyền sở hữu đại diện và quyền thống nhất quản lý đối với đất đai thuộc về Nhà nước. Nguyên tắc này tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992 (Điều 17) và gần đây nhất là Hiến pháp 2013 (Điều 53), theo đó: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt...”; và “Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn và có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất...”. Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Đảng ta
tiếp tục có quan điểm chỉ đạo: “Chính sách, pháp luật về đất đai phải góp phần ổn định chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế; huy động tốt nhất nguồn lực từ đất