Các tiêu chí đánh giá pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội từ thực tiễn tại quận long biên thành phố hà nội (Trang 28 - 32)

2 .Tình hình nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các tiêu chí đánh giá pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội

Một là, pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo tính tồn diện

“Tính tồn diện của hệ thống pháp luật phản ánh mức độ đầy đủ của hệ thống quy phạm, nguyên tắc, định hƣớng và mục đích của pháp luật; là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật nói chung và pháp luật thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội nói riêng vì nó là tiêu chuẩn có ý nghĩa "định lƣợng" [35]. Tính tồn diện thể hiện ở cấp độ tổng quát và cụ thể. Ở cấp độ tổng quát, pháp luật trong lĩnh vực này phải có đầy đủ các quy phạm pháp luật quy định về việc xác định về các nội dung liên quan đến thu hồi đất nói chung và thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội nói riêng nhƣ là: quy định về các trƣờng hợp thu hồi đất, thẩm quyền thu hồi đất, trình tự thủ tục thu hồi đất, các biện pháp cƣỡng chế… Các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này có thể nằm trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhau nhƣng chúng phải có mặt đầy đủ trong các chuyên ngành có liên quan và đƣợc cấu trúc một cách khách quan, khoa học. Ở cấp độ cụ thể, tính tồn diện thể hiện ở việc

ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết các văn bản, quy định pháp luật trong những trƣờng hợp cần có sự quy định chi tiết, để khi văn bản pháp luật có hiệu lực thì nó cũng đã có đủ các điều kiện để có thể đƣợc tổ chức thực hiện ngay trên thực tế.

ai là, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ

Sự thống nhất của hệ thống pháp luật là điều kiện cần thiết bảo đảm cho tính thống nhất về mục đích của pháp luật và sự triệt để trong việc thực hiện pháp luật. Tính thống nhất của hệ thống pháp luật đƣợc thể hiện trong cả hệ thống cũng nhƣ trong từng bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luật ở các cấp độ khác nhau. Điều này đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật về thu hồi đất nói chung và thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội nói riêng đƣợc ban hành không chỉ bảo đảm sự thống nhất, hài hồ về nội dung mà cịn phải bảo đảm tính thứ bậc của mỗi văn bản về giá trị pháp lý của chúng.

Tính đồng bộ của pháp luật thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội thể hiện ở sự thống nhất của các văn bản pháp luật. Khi pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội có sự thống nhất, khơng trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn lẫn nhau giữa các quy định pháp luật chuyên ngành (Luật đất đai 2013, Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012, Luật dân sự 2015, Luật hình sự 2015...) liên quan đến vấn đề thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội (xét ở cấp độ tổng quát) và giữa chính các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đó của từng chuyên ngành luật (xét ở cấp độ cụ thể) thì các quy định này đảm bảo đƣợc tính đồng bộ. Điều này đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành phải đảm bảo tính thứ bậc về hiệu lực pháp lý. Do pháp luật thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội đƣợc coi là một bộ phận không thể tách rời của pháp luật đất đai nên những quy định cụ thể đặc thù điều chỉnh các quan hệ phát sinh liên quan tới thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội quy định phải không đƣợc trái với những quy định mang tính nguyên tắc trong Luật đất đai 2013. Điều này đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành không chỉ bảo đảm sự thống nhất, hài hoà về nội dung mà cịn phải bảo đảm tính thứ bậc của mỗi văn bản về giá trị pháp lý của chúng.

Ba là, đảm bảo tính ph hợp, khả thi và ổn định

Tính phù hợp và khả thi của pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội thể hiện ở việc nội dung của pháp luật phản ánh đúng và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Có thể nói pháp luật là những nhu cầu cơ bản, điển hình và có tính phổ biến nhất của đời sống kinh tế - xã hội đƣợc khái quát hố, mơ hình hố dƣới hình thức pháp lý cụ thể thơng qua hoạt động lý trí và ý chí của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Do vậy, sự phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật mà

đặc biệt là của các văn bản luật với các quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện vô cùng quan trọng bảo đảm cho tính khả thi và hiệu quả của pháp luật. Khi điều kiện kinh tế của đại bộ phận ngƣời dân chƣa cao, nhận thức về pháp luật thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vẫn tồn tại hạn chế thì các quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục thu hồi đất, công tác bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ cũng nhƣ việc vận động, thuyết phục cƣỡng chế thu hồi đất … phải đƣợc quy định sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, nhận thức của xã hội, đồng thời đảm bảo lợi ích cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thu hồi đất. Tính phù hợp và tính khả thi của các quy định pháp luật luôn đi song hành với nhau. Pháp luật có Phù hợp với các quy luật và điều kiện kinh tế - xã hội sẽ làm cho pháp luật dễ dàng đƣợc thực hiện, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế - xã hội, trƣờng hợp ngƣợc lại, pháp luật khó đƣợc thực hiện trên thực tế, thậm chí có thể cản trở hoặc gây ra những thiệt hại nhất định cho sự phát triển đó

Nhu cầu xã hội và các quan hệ xã hội có tính ổn định tƣơng đối, nên pháp luật cũng cần có tính ổn định tƣơng đối [68]. Tính ổn định của pháp luật là yêu cầu cần thiết, bởi không thể thƣờng xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật [30]. Tính ổn định tƣơng đối của pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội chứng tỏ các quy phạm pháp luật đƣợc ban hành có nội dung phù hợp với quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh, có tính dự báo tốt.

Bốn là, đảm bảo tính minh bạch, cơng khai

Tính minh bạch của pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội thể hiện ở nội dung các quy phạm pháp luật phải rõ ràng, dễ hiểu, đơn nghĩa, không mâu thuẫn; các văn bản pháp luật phải đƣợc công bố công khai (từ khi bắt đầu quy trình xây dựng văn bản đến việc lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan, các chuyên gia và đông đảo ngƣời dân đến khi văn bản đƣợc ban hành) để ngƣời dân nắm rõ những quy định về thu hồi đất, quyền và nghĩa vụ của chủ thể liên quan đến quan hệ pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền… Việc cơng khai văn bản pháp luật không chỉ ở việc đăng tải trên Công báo và các phƣơng tiện thơng tin đại chúng mà cịn phải đƣợc thực hiện thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để ngƣời dân dễ dàng tiếp cận, hiểu rõ, thực hiện theo và giám sát.

Năm là, pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội phải được xây dựng với các tiêu chuẩn k thuật lập pháp cao

Một hệ thống pháp luật hoàn thiện phải là hệ thống đƣợc xây dựng với trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Đó là tổng thể những phƣơng pháp, phƣơng tiện đƣợc sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ thống hoá pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật có

đƣợc đầy đủ các khả năng để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội. Đây là tiêu chuẩn có ý nghĩa quan trọng vì pháp luật địi hỏi phải có sự phù hợp cao độ giữa nội dung và hình thức biểu đạt [68]. Trình độ pháp lý cao thể hiện ở quy trình ban hành văn bản pháp luật khoa học, cách thức biểu đạt chuẩn xác, ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong văn bản phải chính xác, phổ thơng, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo tính cơ đọng, lơgíc và một nghĩa. Đối với những thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung đều đƣợc giải thích trong văn bản; phải xác định đúng "những nguyên tắc của hoạt động xây dựng pháp luật, những trình tự thủ tục tối ƣu… phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc; Hoạt động xây dựng pháp luật thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội phải đƣợc tiến hành một cách khoa học, có hệ thống, các văn bản luật, văn bản dƣới luật thuộc các chuyên ngành khác nhau cùng điều chỉnh hoạt động thu hồi đất phải thực sự tạo thành một chỉnh thể thống nhất, bổ sung cho nhau; kịp thời ban hành văn bản hƣớng dẫn tránh tình trạnh khơng thể áp dụng pháp luật đƣợc ngay do thiếu văn bản hƣớng dẫn. Bên cạnh đó, Cơ quan có thẩm quyền xây dựng và hoàn thiện pháp luật phải thực hiện đầy đủ, đúng đắn các u cầu, địi hỏi về nội dung, hình thức, phƣơng pháp hoạt động trong từng giai đoạn xây dựng và hoàn thiện pháp luật, từ giai đoạn soạn thảo nội dung văn bản, thẩm định, thẩm tra đến soạn thảo và thông qua văn bản quy phạm pháp luật về thu hồi đất nói chung và thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội nói riêng, đồng thời phải có sự tham vấn của tất cả các bên liên quan trong quá trình xây dựng, hồn thiện văn bản pháp luật, đặc biệt là sự tham gia của những chủ thể là đối tƣợng chịu tác động của luật. [34]

Sáu là, đảm bảo cân bằng lợi ích của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội

Cân bằng lợi ích các chủ thể tham gia vào quan hệ Pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội là đảm bảo cân bằng giữa các nhóm quan hệ: Nhà nƣớc với ngƣời bị thu hồi đất, Nhà nƣớc với các nhà đầu tƣ và quan hệ giữa nhà đầu tƣ và ngƣời bị thu hồi đất. Việc cân bằng thể hiện ở việc quy định về giá đất cũng nhƣ công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ. Cá vấn đề đó phải quy định một cách hài hồ về lợi ích cơ bản của các chủ thể sao cho có thể chấp nhận đƣợc. Vì vậy, nội dung của hệ thống pháp luật phải quy định sao cho tƣơng quan giữa các loại lợi ích của các chủ thể để có đƣợc sự hài hồ và có thể chấp nhận đƣợc. Dƣới hình thức pháp lý, trong khuôn khổ các văn bản pháp luật nhà làm luật phải làm sao cho lợi ích hợp pháp của chủ thể này này không xung đột với lợi ích của chủ thể khác. Chỉ trong những điều kiện nhƣ vậy mới bảo đảm đƣợc sự phát triển bình thƣờng của các quan hệ xã hội. Nếu khơng quan tâm tới sự thống nhất, hài hoà giữa các loại lợi ích của các chủ thể trong q trình xây

dựng và thực hiện pháp luật đất đai nói chung, và thu hồi đất nói riêng thì có thể dẫn đến nhiều hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội, chẳng những khơng phát huy đƣợc vai trị của pháp luật mà còn làm lu mờ bản chất tốt đẹp của pháp luật dƣới chế độ xã hội chúng ta.

Bảy là, đảm bảo công bằng và không quá tốn k m

Pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội chỉ đảm bảo đƣợc sự công bằng cho các bên liên quan khi nó tạo cho mọi ngƣời có cơ hội ngang nhau trong việc tham gia các quan hệ pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội. Công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cƣ phải đƣợc xử lý một cách khách quan, phù hợp với bản chất sự việc. Các kết quả giải quyết khiếu kiên, khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền phải đƣợc thể hiện bằng văn bản, có giải thích căn cứ, lý do đƣa ra quyết định đó và các bên liên quan có quyền có ý kiến yêu cầu xem xét lại quyết định đó trong thời gian hợp lý.

Các quy phạm pháp luật đƣợc quy định một cách rõ ràng, đơn giản, minh bạch, không quá tốn kém sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các bên liên quan tham gia vụ việc cũng nhƣ thực hiện đƣợc quyền, nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật.

1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội từ thực tiễn tại quận long biên thành phố hà nội (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)