Các quy định về căn cứ thu hồi đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội từ thực tiễn tại quận long biên thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

2 .Tình hình nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội

2.1.2. Các quy định về căn cứ thu hồi đất

Luật Đất đai 2013 quy định căn cứ Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng đất phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng phải dựa trên 03 căn cứ sau đây:

- Thứ nhất, Dự án sử dụng đất phải thuộc một trong các trƣờng hợp quy định tại Điều 62 Luật Đất đai 2013.

Nhà nƣớc chỉ đƣợc thực hiện quyền thu hồi đất của mình khi minh chứng đƣợc cơ sở thuyết phục cho việc thu hồi đất là để phục vụ cho lợi ích của quốc gia, cơng cộng, là vì mục tiêu chung của xã hội. Nhƣ vậy, Nhà nƣớc thông qua cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chỉ có quyền ra quyết định thu hồi đất bằng các quyết định hành chính đối với ngƣời đang sử dụng đất khi minh chứng rõ ràng rằng, thu hồi đất đó là

để thực hiện các dự án đầu tƣ trong các lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng. Mọi quyết định thu hồi đất ngoài phạm vi tại quy định này đều trái pháp luật, ngƣời dân có quyền kiểm tra, giám sát và từ chối việc giao lại đất cho Nhà nƣớc.

- Thứ hai, Diện tích đất bị thu hồi đó phải nằm trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt;

Đây là quy định thể hiện tính chặt chẽ của pháp luật hiện hành, theo đó, trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất 10 năm và kế hoạch sử dụng đất 05 năm đầu kỳ hoặc 05 cuối kỳ, Ủy ban nhân dân cấp huyện hàng năm sẽ xây dựng kế hoạch sử dụng đất dựa trên nhu cầu thực tế của địa phƣơng và tình hình quỹ đất để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm là cơ sở trực tiếp nhất, phản ánh trung thực nhất nhu cầu sử dụng đất ở địa phƣơng trong năm đó. Do đó, thu hồi đất để sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế, xã hội dựa trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất hàng năm sẽ đảm bảo đƣợc tính khách quan, sát thực với nhu cầu thực tế, đảm bảo tính khả thi cao của các dự án đầu tƣ, khắc phục tình trạng quy hoạch treo, dự án treo, thể hiện sự chặt chẽ, thu hẹp căn cứ sử dụng đất để tránh sự lạm dụng việc thu hồi đất của ngƣời dân để thực hiện các dự án đầu tƣ.

- Thứ ba, việc thu hồi đất phụ thuộc vào tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.

Điều này có nghĩa là, khơng phải Nhà nƣớc thu hồi đất một lần để đáp ứng tất cả nhu cầu của Dự án có sử dụng đất, mà phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của Dự án trong thời hạn nhất định.

Ngoài những căn cứ pháp lý đã nêu ở trên, trong Luật đất đai 2013 cịn có những quy định rải rác trong các điều luật nhƣ sau:

+ Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ trong cùng một ngày. Mặc dù, pháp luật không quy định trong hai văn bản: Quyết định thu hồi đất và Quyết định phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ, văn bản nào đƣợc ban hành trƣớc. Tuy nhiên, theo cách sắp xếp trật tự về công việc trong điều luật, Quyết định thu hồi đất đƣợc ban hành trƣớc, bởi lẽ đây là cơ sở pháp lý để phát sinh nghĩa vụ Nhà nƣớc phải bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ cho các đối tƣợng có liên quan đƣợc thể hiện trong văn bản;

+ Trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện phƣơng án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho ngƣời có đất thu hồi là đất, đất ở kết hợp kinh doanh dịch

vụ. Trong quá trình lập phƣơng án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải tổ chức lấy ý kiến và có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến của ngƣời có đất bị thu hồi

Vấn đề đặt ra là, các căn cứ pháp lý khác đƣợc quy định rải rác trong nhiều điều luật, không đƣợc tập trung trong quy định về “Căn cứ thu hồi đất…” nên khi áp dụng pháp luật, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có thể vì yếu tố chủ quan hay khách quan mà chƣa viện dẫn đầy đủ. Do vậy, với tƣ cách là cơ quan có thẩm quyền chuyên mơn của Chính phủ, khi thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đất đai, trong quá trình tập huấn nghiệp vụ đối với các địa phƣơng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cần tập hợp các căn cứ pháp lý khi tiến hành thu hồi đất, nhằm đảm bảo tính pháp chế trong quá trình triển khai thi hành Luật đất đai 2013.

Khoản 1 điều 73 Pháp luật đã quy định: Trƣờng hợp sử dụng đất thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh không thuộc các trƣờng hợp Nhà nƣớc thu hồi đất mà chủ đầu tƣ và ngƣời sử dụng đất tự thỏa thuận thơng qua hình thức nhận chuyển nhƣợng, thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì thực hiện theo quy định.

Với việc pháp luật cho phép nhà đầu tƣ tự thỏa thuận với ngƣời sử dụng đất để tiến hành thủ tục chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, cho thuê đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất đã tạo điều kiện cho cả nhà đầu tƣ lẫn ngƣời có đất và Nhà nƣớc. Nhà đầu tƣ sẽ rút ngắn đƣợc khoảng thời gian giải phóng mặt bằng và hoàn thành nhanh tiến độ của dự án, cịn ngƣời có đất thì đƣợc quyền tự do thỏa thuận với nhà đầu tƣ về giá bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ…từ đó tạo cho họ tâm lý thoải mái, hài lòng, tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ trong việc thực hiện dự án của mình. Mặt khác giúp giảm nhẹ các thủ tục hành chính cho các cơ quan nhà nƣớc

Tuy nhiên thì nhiều nhà đầu tƣ thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh nhƣng lại không thực hiện theo cơ chế này mà lại áp dụng theo điều 62 để thu lợi cho mình do các tiêu chí thu hồi đất không rõ ràng vì cụm từ “phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng” – trong Điều 62 Luật Đất đai 2013 có thể áp dụng bất kỳ dự án nào, chính vì điều này dẫn tới là bất kỳ một dự án kinh tế nào cũng có thể đẩy ngƣời dân phải giao đất cho một số chủ đầu tƣ thực hiện dự án. lúc này giá trị đất đai hiện đƣợc xác định với hai khung giá, Nhà nƣớc có một khung giá thấp, cịn giá thị trƣờng cao gấp 3-4 lần. Nếu giải phóng mặt bằng theo quy định của Nhà nƣớc thì giá đất thấp, chuyển giao cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án kinh tế - xã hội, đất đai đƣợc bán theo giá thị trƣờng cao hơn

Các trƣờng hợp thu hồi đất phải đƣợc xem xét, xuất phát từ yêu cầu của lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng hay phát triển kinh tế, để Nhà nƣớc có cách ứng xử phù

hợp: áp dụng biện pháp hành chính hay bằng biện pháp thỏa thuận. Khi chƣa xác định ranh giới giữa lợi ích cơng, tƣ, hay đan xen cả lợi ích cơng và tƣ một cách cụ thể thì sẽ dẫn đến phiến diện trong đánh giá, và vai trò của Nhà nƣớc với tƣ cách ngƣời đại diện cho quyền lợi của nhân dân sẽ không cịn thể hiện tính khách quan, dễ bị lợi ích nhóm chi phối. Do đó, vấn đề quan trọng là phải xác định rõ ràng và hợp lý những trƣờng hợp thu hồi đất nào đƣợc coi là có mục đích phát triển kinh tế – xã hội để tránh bị lạm dụng nhằm phục vụ lợi ích riêng, lợi ích nhóm. Cần có quy định sao cho dự án phát triển kinh tế cần đƣợc tách biệt rõ ràng với những dự án cơng cộng vì lợi ích quốc gia.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội từ thực tiễn tại quận long biên thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)