Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội tác động đến việc thi hành pháp

Một phần của tài liệu Pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội từ thực tiễn tại quận long biên thành phố hà nội (Trang 52 - 54)

2 .Tình hình nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội tác động đến việc thi hành pháp

thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội tại Quận Long Biên Thành phố Hà Nội 2.2.1. Vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng

“Long Biên là một quận nội thành, có vị trí nằm ở phía Đơng thủ đơ Hà Nội. Quận đƣợc thành lập ngày 6 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, trên cơ sở tách 10 xã: Thƣợng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hƣng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm. Đây là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng, là quận có diện tích lớn nhất của thủ đơ với diện tích 6.038,24 ha (60,38 km²), dân số là 271.000 ngƣời (2013) ” [69].

“Địa giới hành chính quận: Phía Đơng và Nam giáp huyện Gia Lâm, phía Tây giáp các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hồn Kiếm, Hai Bà Trƣng, phía Tây Nam giáp quận Hồng Mai, ranh giới là sơng Hồng, phía Bắc giáp huyện Đơng Anh, ranh giới là sông Đuống” [69].

Hành chính: “Quận gồm 14 phƣờng: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thƣợng Thanh, Việt Hƣng và 77 đƣờng phố cùng với nhiều dự án lớn đan xen các trung tâm văn hóa, khoa học dịch vụ” [69].

2.2.2. Vấn đề phát triển kinh tế

Kinh tế trên địa bàn tiếp tục duy trì ổn định. Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thƣơng mại có xu hƣớng tăng cao so với cùng kỳ năm 2018. Cụ thể, tổng mức bán lẻ đạt khoảng 23.086 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch. Doanh thu dịch vụ lƣu trú và ăn uống đạt 7.980 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt 36.837 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 107% kế hoạch. Toàn quận thành lập mới đƣợc 1.540 doanh nghiệp. Về sản xuất nông nghiệp, quận đã chuyển đổi cây trồng đƣợc 7,2 ha; duy trì quản lý 115 ha rau, quả theo quy trình Vietgap, 30 ha rau an toàn. Giá trị sản xuất bình quân/ha canh tác trên địa bàn đạt gần 300 triệu đồng. Đáng chú ý, quận đã hỗ trợ 148 hộ dừng chăn ni, nâng số phƣờng khơng có chăn ni trong khu dân cƣ lên con số 8.

Một trong những chỉ tiêu ấn tƣợng nhất là thu ngân sách trên địa bàn, đến nay ƣớc thực hiện đƣợc 9.463/5.807 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 163% dự toán quận giao.

Quận Long Biên đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về văn hóa xã hội, bảo đảm sự phát triển hài hịa, tồn diện. Về giáo dục, quận đã hoàn thành 13/13 chỉ tiêu công tác thi đua năm học 2018 - 2019, trong đó 12 chỉ tiêu đƣợc đánh giá xuất sắc; đƣợc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố tặng cờ “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua”. Trong khi đó, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 92,26% (vƣợt 4,06% so với kế hoạch giao). Quận cũng đã hoàn thành các chỉ tiêu về phòng chống suy dinh dƣỡng ở trẻ dƣới 5 tuổi (6,0%). 14/14 phƣờng tiếp tục duy trì đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Trong năm qua, quận đã tập trung thực hiện tốt chủ đề “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị” của thành phố và chủ đề “Hành động vì một Long Biên xanh - sạch - đẹp - văn minh” mà quận đã đề ra. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính đƣợc giải quyết đúng hạn ở cấp quận đạt 99,92%; ở cấp phƣờng đạt 99,94%. Quận đã phê duyệt 28 tổng mặt bằng quy hoạch 1/500; hoàn thiện đồ án quy chế quản lý kiến trúc trình Ủy ban Nhân dân thành phố... Năm 2019, trên địa bàn có tổng số 3.174 cơng trình xây dựng phát sinh, trong đó có 3.168 cơng trình xây dựng có phép, đạt tỷ lệ 99,77%. Đặc biệt, quận đã có những tiến bộ rõ rệt trong việc thay đổi nhận thức và hành vi của cán bộ và nhân dân về văn minh đô thị. Những bất cập về quản lý đô thị từng bƣớc đƣợc giải quyết, mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trƣờng đƣợc cải thiện; môi trƣờng sống của các cộng đồng dân cƣ trên địa bàn ngày càng đƣợc bảo đảm.

2.2.4. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến việc thi hành pháp luật thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội tại Quận Long Biên Thành phố Hà Nội. hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội tại Quận Long Biên Thành phố Hà Nội.

2.2.4.1.Tác động tích cực.

Thứ nhất, thành phố Hà Nội là thủ đô của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là đầu tàu về chính trị, trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của cả nƣớc. Vì vậy, Hà Nội luôn phải chủ động trong mọi tình huống để giữ vững sự ổn định về chính trị. Trong khi đó khi Nhà nƣớc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội lại ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích của ngƣời sử dụng đất nên tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định chính trị do tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, kéo dài. Vì vậy, Đảng bộ và chính quyền thành phố luôn quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt công tác thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội. Quận Long Biên là một Quận Nội thành Hà Nội nhƣng đang dần đơ thị hố để trở thành quận ở Trung tâm Thành phố cùng với các Quận khác nhƣ: Ba Đình, Đống Đa, Hồn Kiếm, Hai Bà Trƣng,.. [69]. Là một quận có tốc độ đơ thị hóa cao, Chính vì vậy, Quận Long Biên luôn nhận đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về mọi mặt, trong đó có cơng tác thu hồi đất để thực

hiện các dự án vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình thực thi Pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, Do quận Long Biên là một quận nội thành nên có trình độ dân trí của nhân dân trên địa bàn tƣơng đối cao. Cộng với việc triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ngày càng sâu rộng và đồng bộ với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, giúp ngƣời dân hiểu biết pháp luật đã có tác động tích cực đến việc tổ chức triển khai thực hiện và chấp hành tốt các quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, công tác cải cách hành chính mạnh mẽ của thành phố Hà Nội khiến cho các thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố và tại quận Long Biên đƣợc thực hiện tại bộ phận một cửa, ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận, thẩm tra, xử lý, giải quyết các giấy tờ, thủ tục hành chính nói chung và thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Điều này tác động tích cực trong việc triển khai thực hiện các quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội.

2.2.4.2. Tác động tiêu cực

Thứ nhất, về cơ bản, trình độ dân trí và sự hiểu biết pháp luật của ngƣời dân quận Long Biên cao hơn nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc; song vẫn còn một bộ phận dân cƣ chủ yếu là nơng dân có trình độ học vấn thấp, sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Điều này gây trở ngại đến quá trình thực thi pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội

Thứ hai, cơ sở dữ liệu đất đai tồn tại qua các thời kỳ cũ còn hạn chế, ranh giới đất của các hộ nhiều khi không thể xác định đƣợc, nhiều diện tích đất do ngƣời dân tự khai hoang ven sông Hồng, văn bản pháp lý về đo đạc không rõ ràng…. Điều này gây trở ngại cho quá trình thi hành pháp luật thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội trong khâu kiểm đếm, phân loại, bồi thƣờng… dẫn đến đơn thƣ khiếu nại.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội từ thực tiễn tại quận long biên thành phố hà nội (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)