Qua việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và nội dung các quy định của pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm, có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm là thủ tục TTDS xét xử lần đầu vụ án KDTM, được Tịa án có thẩm quyền áp dụng để giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh liên quan đến lợi ích kinh tế phát sinh trong hoạt động KDTM, bao gồm thủ tục khởi kiện và thụ lý, chuẩn bị xét xử sơ thẩm và xét xử sơ thẩm vụ án KDTM.
2. Giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm cũng mang những đặc điểm chung của giải quyết tranh chấp Dân sự theo thủ tục sơ thẩm như là thủ tục cơ bản của tố tụng dân sự được tiến hành theo một trình tự, thủ tục nhất định quy định trong BLTTDS; là thủ tục tố tụng đầu tiên giải quyết tranh chấp của các bên đương sự nên phán quyết của Tòa án trong bản án, quyết định không phải là phán quyết cuối cùng, đương sự vẫn có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát vẫn có quyền kháng nghị bản án, quyết định. Tuy nhiên, bên cạnh đó giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm cũng có những đặc điểm riêng như: chủ thể khởi kiện vụ án KDTM chỉ có thể là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và các chủ thể của quan hệ KDTM đều có mục đích lợi nhuận; tài liệu, chứng cứ nộp kèm đơn khởi kiện vụ án KDTM phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Điều lệ hoạt động của pháp nhân để chứng minh tư cách chủ thể của chủ thể khởi kiện; đối với hầu hết các vụ án KDTM sự tham gia của Kiểm sát viên tại phiên tòa là bắt buộc; thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án KDTM là hai tháng (được gia hạn một tháng); đối với vụ án KDTM Tịa án khơng thể tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT…
3. Giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm được bắt đầu từ khi Tòa án nhận được đơn khởi kiện hợp lệ của đương sự và kết thúc bằng một trong các quyết định tố tụng tương ứng như: Quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án (trong trường hợp có căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 217 BLTTDS); hoặc Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ các vấn đề phải giải quyết trong vụ án; hoặc Bản án sơ thẩm của Tòa án trong trường hợp Tòa án phải ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Như vậy, sau khi thụ lý vụ án KDTM, Tòa án phải tiến hành rất nhiều công việc như phân công Thẩm phán, Thư ký giải quyết vụ án KDTM, thông báo thụ lý, ra các quyết định cần thiết, nghiên cứu hồ sơ, triệu tập người tham gia tố tụng… để giải quyết được vụ án KDTM.
4. Pháp luật Tố tụng dân sự hiện hành đã kế thừa những thành tựu, khắc phục thiếu sót của văn bản tố tụng trước đó nên đã quy định hồn chỉnh hơn giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết các vụ án KDTM của Tòa án cấp sơ thẩm.
Chƣơng 2: