THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI THEO THỦ TỤC SƠ THẨM TÒA ÁN NHÂN
3.2.5. Tăng cƣờng việc tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử
Hàng năm, tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về công tác xét xử. Bởi vì hoạt động tổng kết rút kinh nghiệm chính là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng của Tòa án nhân dân Tối cao và Toà án nhân dân cấp tỉnh đã được pháp luật quy định trong Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014. Cụ thể ở đây chính là Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao và Uỷ ban thẩm phán Tồ án nhân dân cấp tỉnh phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác xét xử. Để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án KDTM và hạn chế những thiếu sót, hàng năm Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao và Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh cần thực hiện công tác tổng kết rút kinh nghiệm trong việc áp dụng pháp luật để rút ra những mặt đạt được và những thiếu sót, những tồn tại về nhận thức pháp luật trong việc áp dụng pháp luật giải quyết các loại án nói chung, án KDTM nói riêng; qua cơng tác tổng kết kinh nghiệm xét xử giúp cho ngành Toà án có điều kiện tìm ra những ngun nhân xét xử đúng pháp luật và cả nguyên nhân sai lầm khi giải quyết các vụ án. Từ đó, có cơ sở đề nghị xem xét, bổ sung, sửa đổi, hay huỷ bỏ, giải thích, hướng dẫn để áp dụng thống nhất pháp luật nhằm nâng cao tính khả thi pháp luật khi được chính thức ban hành thực hiện.
Vì vậy, thơng qua cơng tác tổng kết rút kinh nghiệm sẽ giúp cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các cán bộ Tồ án có những bài học rút ra từ thực tiễn để khắc phục, nâng cao kỹ năng trong quá trình giải quyết các vụ án KDTM, những nhận định, lập luận chính xác sẽ cho ra những bản án, quyết định đúng pháp luật và có sức thuyết phục cao. Việc tổng kết kinh nghiệm trong giải quyết các vụ án KDTM của Tồ án có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án KDTM. Vì vậy, Tịa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh cần phải tập trung vào công tác kiểm tra, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và tổng kết rút kinh nghiệm xét xử trong hoạt động giải quyết các loại án nói chung và án KDTM nói riêng.