Những tồn tại, hạn chế trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 55 - 65)

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI THEO THỦ TỤC SƠ THẨM TÒA ÁN NHÂN

2.3.1. Những tồn tại, hạn chế trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nộ

thƣơng mại tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội

Bên cạnh các kết quả đạt được nêu trên, thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ giải quyết án KDTM chưa cao, cịn có vụ án để q hạn luật định, cịn tình trạng chuyển bản án, quyết định chậm so với thời hạn luật định. Tỷ lệ án huỷ, sửa trong 3 năm gần đây vẫn cịn cao. Các sai sót do nhận thức, áp dụng pháp luật không đúng, hoặc do lỗi chủ quan của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thường xảy ra các trường hợp sau:

- Thứ nhất là áp dụng không đúng quy định của pháp luật về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải.

Bởi theo qui định của BLTTDS thì phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải là nguyên tắc giải quyết vụ án dân sự nói chung và vụ án KDTM nói riêng, song một số Thẩm phán vẫn xem nhẹ nguyên tắc này, tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải một cách hình thức, khơng đúng theo quy định của pháp luật. Trong đó, lỗi thường gặp nhất là khơng thơng báo cho các đương sự và các chủ thể khác về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải theo đúng quy định tại Điều 208 BLTTDS. Việc thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải là một yêu cầu bắt buộc, vì qua đó đương sự biết trước được thời gian, địa điểm và những nội dung cần hịa giải để sắp xếp cơng việc, chuẩn bị nội dung làm việc tại Tịa án. Ngồi ra, khi tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải, Thẩm phán cũng không tuân thủ theo đúng quy định về thành phần phiên họp, nội dung phiên họp, biên bản phiên họp theo quy định tại các Điều 205, 209, 210 BLTTDS. Vì vậy, trên thực tế có những vụ án trong biên bản hịa giải thành không ghi rõ họ tên những người tham gia hịa giải, chỉ có chữ ký ở phần cuối biên bản; có vụ án bị đơn vắng mặt lần thứ nhất tại phiên họp nhưng tòa án lại đã vội vàng quyết định đưa vụ án ra xét xử ngay tại phiên tồ sơ thẩm; Song cũng có vụ án chỉ có Thẩm phán chủ trì phiên họp mà khơng có Thư ký tham gia; có vụ án do Thẩm phán bận việc đột xuất nên đã giao việc họp và hòa giải cho Thư ký tiến hành một mình, sau đó hồn thiện việc lấy chữ ký của Thẩm phán sau cho hợp thức hố; có vụ án biên bản hòa giải thành khơng ghi ngày, tháng, năm nên khơng có căn cứ để tính thời hạn ra quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự; có vụ án khi hịa giải các đương sự chưa hoàn toàn thống nhất với nhau về các tranh chấp nhưng Tòa án đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự dẫn đến làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự; có quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự lại có những nội dung khơng thống nhất với biên bản hịa giải thành. Tất cả những thiếu sót, hạn chế đó đã làm ảnh hưởng đến đương sự và quá trình giải quyết vụ án sau này.

- Chưa thực hiện đúng các quy định về thành lập Hội đồng định giá tài sản.

Vấn đề vi phạm quy định của pháp luật tố tụng về định giá tài sản trong vụ án dân sự đã được nhắc đến rất nhiều. Đã có nhiều bản án dân sự bị hủy vì lý do Hội đồng định giá xác định giá trị tài sản theo khung giá của nhà nước; có trường hợp có biên bản định giá nhưng ra phiên tòa, Hội đồng xét xử vẫn quyết định một giá khác (khơng có sự đồng ý của đương sự). Định giá không đúng thành phần, không mời đương sự tham gia, dù đã có hướng dẫn nhưng cán bộ Tòa án vẫn là thành viên hoặc chủ tịch Hội đồng định giá; định giá không cụ thể, xác định tổng giá trị tài sản mà khơng nêu giá trị từng tài sản; có tài sản định giá, có tài sản khơng định giá mà khơng nêu rõ lý do trong biên bản và đương sự có đồng ý hay khơng; có vụ do đương sự chống đối, Hội đồng định giá không làm việc được mà khơng lập biên bản về việc đó và cứ đưa vụ án ra xét xử… Đây là vấn đề nhận thức của Thẩm phán, còn vấn đề định giá tài sản đã được quy định cụ thể tại Điều 104 BLTTDS.

Vướng mắc lớn nhất trong việc thực hiện quy định này theo Tác giả thấy là vấn đề tiêu chuẩn thành viên Hội đồng định giá tài sản dẫn đến thực tiễn thực hiện có nhiều khó khăn. Vì theo qui định tại Khoản 4 Điều 104 BLTTDS thì:

“Hội đồng định giá do Toà án thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chun mơn có liên quan” và “Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá” (điểm a, khoản 4 Điều 104 BLTTDS) [18]; “Cơ quan tài chính và các cơ quan chun mơn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá” (điểm b, khoản 4 Điều 104 BLTTDS)

[18]. Như vậy, khi định giá, để xác định giá thì phải định giá của tài sản theo thị trường tại thời điểm định giá. Tuy nhiên, hiện nay ở địa phương, việc định giá chỉ đơn thuần áp giá theo khung bảng giá do Nhà nước quy định. Do vậy mà giá

được hoạt động định giá kết luận thường thấp hơn so với giá thị trường. Bên cạnh đó, họ cũng khơng có thời gian để thực hiện việc khảo sát giá trên thị trường. Ngoài ra, thành viên hội đồng định giá có tâm lý áp giá theo khung giá Nhà nước để dễ thực hiện và đảm bảo an toàn.

Hiện nay, BLTTDS cũng bỏ ngỏ quy định buộc cơ quan chức năng phải cử những chuyên gia có đủ trình độ chun mơn tư vấn về giá tài sản. Vì vậy, khi Tịa án đề nghị các cơ quan đó cử người tham gia Hội đồng định giá, nhiều trường hợp khơng cử, hoặc có cử thì cũng khơng cử được những người có đủ nghiệp vụ, chun mơn theo yêu cầu. Thực tế xét xử ở địa phương cho thấy, thành viên Hội đồng định giá tài sản liên quan đến nhà, đất thơng thường là các cán bộ thuộc các phịng ban chuyên môn của UBND cấp huyện tham gia, trong đó một cán bộ Phịng tài chính làm Chủ tịch Hội đồng, một cán bộ Phịng Tài ngun - mơi trường, một cán bộ Phòng Xây dựng và quản lý đô thị làm thành viên Hội đồng. Tuy nhiên, có những Hội đồng định giá tài sản, phía Uỷ ban nhân dân cử thành viên tham gia Hội đồng định giá là những cán bộ trẻ vừa mới được tuyển dụng vào làm việc tại các phòng, ban, kinh nghiệm về lĩnh vực chuyên môn chưa nhiều, sự hiểu biết về lĩnh vực liên quan còn hạn chế dẫn đến việc đưa ra giá không sát với thực tế, hoặc nếu đương sự có phản đối về giá do Hội đồng đưa ra thì thành viên trong Hội đồng không dám bảo lưu quan điểm, phải “gọi điện thoại” tham khảo ý kiến của lãnh đạo, tạo cho đương sự tâm lý không yên tâm, tin tưởng vào kết quả định giá của Hội đồng định giá, dẫn đến khiếu nại về kết quả định giá... Theo tôi, để trở thành thành viên Hội đồng định giá tài sản cần phải có tiêu chuẩn cụ thể về trình độ chun mơn, tư cách đạo đức nghề nghiệp..., bởi lẽ, quyết định về giá của Hội đồng định giá là một trong những chứng cứ quan trọng và là căn cứ để Tòa án giải quyết vụ án. Do đó, cần thiết phải sớm ban hành những quy định cụ thể về tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng định giá nhằm đáp ứng yêu cầu công tác xét xử các vụ án dân sự nói chung, vụ án KDTM nói riêng.

Ngồi ra, Điều 104 BLTTDS đã đưa thêm chế định “thẩm định giá” vào trong việc định giá tài sản tranh chấp. Đây là một điểm tiến bộ, thêm một kênh

lựa chọn cho các đương sự trong việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, việc này vẫn chưa trở thành hiện thực, đi vào cuộc sống vì cịn phải chờ quy định chi tiết của pháp luật.

- Hỗn phiên tịa khơng đúng.

Qua thực tiễn xét xử trên địa bàn huyện Ứng Hoà cho thấy có những trường hợp việc hỗn phiên tịa không được thực hiện tại phiên tòa mà Thẩm phán tự quyết định hỗn phiên tịa trước khi mở phiên tịa. Các lý do hỗn phiên tòa trong trường hợp này thường là đương sự thông báo trước sẽ không đến phiên tòa vào ngày, giờ theo quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc theo giấy triệu tập, Hội thẩm nhân dân có việc đột xuất khơng thể tham gia được phiên tòa sơ thẩm… Thực tế này đang được nhiều Tòa án các địa phương áp dụng để hợp thức hóa việc hỗn phiên tịa, các Tịa án khơng ra quyết định và chỉ thơng báo miệng, không phản ánh trong hồ sơ nên Tòa án cấp trên kiểm tra hay VKS có kiểm sốt hồ sơ cũng khó có thể phát hiện ra việc vi phạm pháp luật tố tụng. Trường hợp này thường sẽ có lợi cho nguyên đơn. Tuy nhiên, cách giải quyết này không bảo đảm được quyền lợi của những người tham gia tố tụng khác, ảnh hưởng đến tính minh bạch trong hoạt động tố tụng.

- Xác định thiếu người tham gia tố tụng.

Trước khi thụ lý vụ án, Tòa án phải xác định được nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, quan hệ tranh chấp. Và sau khi toà án quyết định thụ lý vụ án, Toà án phải xác định rõ, đầy đủ những người tham gia tố tụng và tư cách của đương sự là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Trong vụ án KDTM sơ thẩm, một thực tế mắc phải đối với Tòa án nhân dân huyện Ứng Hịa đó là bỏ lọt người tham gia tố tụng, cụ thể là khơng đưa người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vào (như người con hay cháu sống cùng gia đình người bảo lãnh khi người đó dùng ngơi nhà mình đang sinh sống cùng con cháu để bảo lãnh cho khoản vay của bên vay; người đang quản lý hoặc sử dụng tài sản thế chấp....) dẫn đến vi phạm tố tụng, đưa ra quyết định

không đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các bên đương sự và vụ án bị cấp trên sửa, huỷ.

- Thành phần HĐXX khơng đúng.

Ví dụ: Vụ án KDTM giữa nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) - Chi nhánh Đống Đa có trụ sở tại số 90 Đường Láng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội với bị đơn là Công ty CP Trang Trí Nội Thất Hồng Hà (Cơng ty Hồng Hà) có trụ sở tại Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hịa, TP. Hà Nội.

Nội dung vụ án: Cơng ty Hồng Hà có vay của Ngân hàng Eximbank số tiền 800.000.000 đồng (tám trăm triệu đồng) để đầu tư kinh doanh. Do không trả nợ đúng kỳ hạn nên Cơng ty Hồng Hà đã bị Ngân hàng Eximbank khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Ứng Hịa u cầu Cơng ty Hồng Hà thanh tốn nợ. Vì vậy, Tịa án nhân dân huyện Ứng Hòa đã quyết định đưa vụ án ra xét xử và Quyết định tại Bản án số 09/2018/KDTM-ST ngày 03/12/2018. Sau đó, bản án bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Và tại Bản án phúc thẩm số 72/2019/KDTM- PT ngày 26/02/2019 của Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa yêu cầu xét xử lại theo thủ tục chung. Ngày 15/5/2019, Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa xét xử sơ thẩm lại, sau đó bản án số 07/2019/KDTM-ST ngày 15/5/2019 bị kháng nghị của VKS nhân dân huyện Ứng Hòa do hai lần xét xử sơ thẩm đều cùng một Hội thẩm nhân dân tham gia.

Tại bản án số 172/2019/KDTM-ST ngày 06/9/2019, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã hủy bản án số 07/2019/KDTM-ST ngày 15/5/2019 của Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa với lý do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng đó là: ngày 03/12/2018 Tịa án nhân dân huyện Ứng Hòa đã xét xử vụ án KDTM giữa Ngân hàng Eximbank với Công ty Hoàng Hà với thành phần HĐXX gồm Thẩm phán - Chủ tọa phiên tịa ơng Nguyễn Mạnh Trung, Hội thẩm nhân dân bà Nguyễn Thị Sửu và ông Nguyễn Văn Thông. Tuy nhiên, sau đó, bản án sơ thẩm số 09/2018/BAST-KDTM lại bị kháng cáo theo trình tự thủ tục phúc thẩm và

Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã hủy bản án sơ thẩm số 09/2018/KDTM - ST và tiếp tục giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa xét xử lại theo quy định của pháp luật.

- Xác định sai thẩm quyền của Tòa án khi thụ lý giải quyết vụ án.

Hiện nay, việc xác định thẩm quyền của toà án khi thụ lý giải quyết vụ án là rất quan trọng, không thể làm qua loa, coi nhẹ. Điển hình như vụ án KDTM tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa nguyên đơn là Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Hoàng Hà, trụ sở tại quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội với bị đơn là Công ty xây dựng Hòa Nam, trụ sở tại xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội.

Ngày 08/02/2018, hai doanh nghiệp ký kết Hợp đồng mua bán số 08/HĐMB/2018 mà theo đó ngồi các thỏa thuận về việc mua bán hàng hóa về số lượng, giá cả, thời hạn giao hàng... thì tại Điều 5 của Hợp đồng, hai bên cịn có thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp là: “... nếu trong trường hợp hai bên khơng giải quyết được thì Tịa Kinh tế Tịa án nhân dân Thành phố Hà Nội là người phán quyết cuối cùng mà hai bên phải chấp hành theo…”.

Khi tranh chấp xảy ra, nguyên đơn là Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Hoàng Hà đã khởi kiện Công ty xây dựng Hòa Nam ra Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa. Tại Quyết định sơ thẩm số 05/2018/QĐST - KDTM ngày 1/5/2018, Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa nhận định: Tại Điều 5 của Hợp đồng mua bán các bên đã thỏa thuận Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội giải quyết tranh chấp nên vụ kiện này khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án nhân dân huyện Ứng Hịa. Vì vậy, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 35, điểm b khoản 1 Điều 39, điểm b khoản 1 Điều 192, khoản 1 Điều 217, Điều 218, Điều 219 BLTTDS; Điều 11, Điều 24 LTM 2005, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Vì vậy, trong trường hợp này, Tòa án nhân dân huyện Ứng Hịa đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là sai. Bởi lẽ, mặc dù trong BLTTDS có quy định cho các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc lựa chọn

Tòa án giải quyết tranh chấp, tuy nhiên, việc thỏa thuận đó khơng được trái với quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án được quy định tại các Điều 36, 36, 37, 38, 39 và 40 BLTTDS. Theo đó, căn cứ vào quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35, điểm b khoản 1 Điều 39, trường hợp này các đương sự thỏa thuận lựa

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)