Tăng cƣờng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giải quyết vụ án kinh doanh, thƣơng mại và đẩy mạnh công

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 75 - 76)

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI THEO THỦ TỤC SƠ THẨM TÒA ÁN NHÂN

3.2.2. Tăng cƣờng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giải quyết vụ án kinh doanh, thƣơng mại và đẩy mạnh công

quan trong việc giải quyết vụ án kinh doanh, thƣơng mại và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, cho nhân dân

Hoạt động xét xử của ngành Tịa án có ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh, chính trị của từng địa phương, tuy vậy, thường gặp khơng ít trở ngại nên sự phối hợp giữa Tịa án với chính quyền cơ sở và các cơ quan hữu quan là rất quan trọng. Nhiều vụ việc dân sự nhờ có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Tịa án với chính quyền cơ sở và các cơ quan hữu quan đã giúp cho Thẩm phán giải quyết vụ việc được dứt điểm, nhanh chóng. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng, hỗ trợ hoạt động tư pháp như luật sư, giám định, công chứng, thẩm định, hộ tịch… góp phần đảm bảo nâng cao chất lượng xét xử của

Tòa án. Bởi hoạt động bổ trợ tư pháp kém hiệu quả dẫn đến các vi phạm về tố tụng, vì phạm đến các tài liệu chứng cứ của vụ án sai lệch và khi xét xử, Thẩm phán dễ đưa ra phán quyết không đúng bản chất, không đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, để nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân bởi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khơng những góp phần hình thành ở người dân thái độ, ý thức chấp hành pháp luật mà còn giúp họ biết sử dụng pháp luật, vận dụng pháp luật để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình khi những quyền và lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm. Đồng thời, khi các đương sự đã được hiểu biết pháp luật ý thì họ sẽ tích cực, chủ động hơn trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình như cung cấp chứng cứ và chứng minh, giảm bớt gánh nặng cho Thẩm phán trong việc xác minh, thu thập chứng cứ, từ đó Thẩm phán có điều kiện thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Mặt khác, khi ý thức pháp luật của người dân, sự hiểu biết pháp luật của người dân được nâng lên sẽ góp phần phát huy được vai trò giám sát của họ đối với hoạt động xét xử của Thẩm phán, khiến Thẩm phán phải có trách nhiệm hơn, thận trọng hơn trước những phán quyết của mình.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)