THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI THEO THỦ TỤC SƠ THẨM TÒA ÁN NHÂN
3.2.9. Tăng cƣờng sự hợp tác và học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng, thực thi pháp luật về giải quyết các tranh chấp KDTM tạ
việc xây dựng, thực thi pháp luật về giải quyết các tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm.
Trong thời gian tới, ngành Tịa án nhân dân cần tiếp tục cơng khai nhiều hơn nữa, cập nhật nhanh hơn nữa các bản án về tranh chấp nói chung trong đó có các bản án về tranh chấp KDTM nói riêng để làm tài liệu nghiên cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm chung trong thực tiễn xét xử. Cho tới nay, việc công khai các bản án về tranh chấp KDTM của tòa án nhân dân các cấp đang còn hết sức hạn chế. Điều này làm cho việc lan tỏa kinh nghiệm hay và tránh những kinh nghiệm dở trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp về KDTM rất kém hiệu quả. Đây là điều cần được khắc phục sớm trong thời gian trước mắt bởi lẽ công việc cơng khai hóa các bản án trong điều kiện ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin của thời đại cách mạng cơng nghiệp 4.0 hiện nay là hồn tồn khả thi. Do đó việc đẩy mạnh cơng khai hóa các bản án sẽ góp phần tạo ra hành lang pháp lý để việc xét xử diễn ra một cách thuận lợi hơn, hạn chế rủi ro và sai sót trong q trình xét xử.
Trong quá trình hội nhập như hiện nay, việc tăng cường hợp tác và học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng, thực thi pháp luật về KDTM nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án nhân dân nói riêng nhằm nâng cao khả năng áp dụng các quy định này trên thực tiễn là một rất cần thiết, trên cơ sở đó, việc tiếp thu một cách có chọn lọc sẽ góp phần hội nhập với pháp luật của quốc tế, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng, tôn trọng pháp luật đối với các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, củng cố quan hệ hợp đồng, nâng cao kỷ luật hợp đồng cũng như khơi phục lợi ích của bên bị vi phạm khơng chỉ ở trong mà cịn ở ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Qua nghiên cứu cho thấy, để nâng cao chất lượng giải quyết vụ án KDTM phục vụ tình hình chính trị của địa phương thì cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm như bổ sung quy định về chế tài xử lý cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp tài liệu, chứng cứ khi đương sự, Tịa án có u cầu; hướng dẫn những vướng mắc về định giá tài sản và thẩm định giá tài sản; sửa các quy định bảo đảm tính khả thi của việc áp dụng quyết định áp dụng BPKCTT; bổ sung quy định về sự tham gia tố tụng của bị đơn khi có yêu cầu phản tố; phải có hướng dẫn cụ thể về thời hiệu khởi kiện vụ án KDTM; sửa đổi quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án KDTM.
2. Tăng cường việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giải quyết vụ án KDTM cho Thẩm phán; đổi mới cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán; cần tiếp tục hoàn thiện quyền và trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân, cán bộ khác trong tố tụng dân sự; bổ sung quy chế bảo đảm an toàn cho Thẩm phán; tăng cường việc tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử; bảo đảm cơ sở vật chất và có chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với Thẩm phán để họ có thể tồn tâm, tồn ý với công việc và tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong quá trình tiến hành tố tụng dân sự, đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân.
KẾT LUẬN
Giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm là một thủ tục cơ bản của TTDS do Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành nhằm giải quyết các tranh chấp KDTM. Giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với việc giải quyết các vụ án KDTM tại các Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm, giúp Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý đúng thẩm quyền, có đủ chứng cứ, tài liệu để nhận thức đúng về vụ án từ đó có thể hịa giải, xét xử vụ án được nhanh chóng và đúng đắn.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm, hệ thống các quy định của pháp luật TTDS về giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm ngày càng được Nhà nước ta hoàn thiện. Tuy vẫn cịn có những bất cập nhất định, song về cơ bản đã tạo được cơ sở pháp lý vững chắc cho các Tòa án cấp sơ thẩm nước ta có nhiều thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp KDTM để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Qua thực tiễn giải quyết các vụ án KDTM những năm gần đây (năm 2016 - năm 2020) của Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội đã cho thấy chất lượng giải quyết các vụ án KDTM ngày một tăng cao, nhiều vụ án KDTM đã được giải quyết nhanh chóng và đảm bảo đúng thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, việc giải quyết các vụ án KDTM tại địa phương cũng còn hạn chế nhất định như một số vụ án KDTM còn giải quyết chậm, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án KDTM cịn bị hỗn khơng đúng, cịn xác định thiếu người tham gia tố tụng… Sở dĩ có tình trạng này là do sai lầm trong nhận thức pháp luật TTDS và sự thiếu trách nhiệm của một số Thẩm phán, Thư ký khi được giao giải quyết án KDTM. Xuất phát từ những yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội cũng như các yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta, việc nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp KDTM của Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội nói riêng và các Tòa án cấp sơ thẩm trong phạm vi cả nước nói chung là một yêu cầu tất yếu. Để khắc phục được những hạn chế, bất cập trong việc giải
quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hịa nói riêng và các Tịa án cấp sơ thẩm trong cả nước nói chung cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự trong việc giải quyết tranh chấp KDTM như hướng dẫn những vướng mắc về định giá tài sản và thẩm định giá tài sản; sửa các quy định bảo đảm tính khả thi của việc áp dụng quyết định áp dụng BPKCTT; sửa đổi quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án KDTM v.v... Ngoài ra, cũng cần phải tăng cường cơng tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật về KDTM; tăng cường việc tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử và tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong giải quyết các vụ án KDTM v.v…
Qua nghiên cứu cho thấy, việc sớm hoàn thiện và tăng cường áp dụng các biện pháp thi hành pháp luật TTDS Việt Nam về giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án cấp sơ thẩm trong thời điểm hiện nay là việc làm cần thiết và hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng trong việc triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Việc hoàn thiện và tăng cường áp dụng các biện pháp thi hành pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án cấp sơ thẩm là cơ sở để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức và lợi ích của Nhà nước./.