THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI THEO THỦ TỤC SƠ THẨM TÒA ÁN NHÂN
3.2.3. Đổi mới cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán
Với mục đích xây dựng đội ngũ Thẩm phán thật sự có đủ năng lực, có đạo đức, có trách nhiệm, có tâm huyết cần phải có nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn Thẩm phán khơng chỉ từ đội ngũ cán bộ Tồ án mà còn từ đội ngũ các chức danh tư pháp khác như điều tra viên, công tố viên, luật sư, kể cả những luật gia đã qua đào tạo nghề Thẩm phán nhưng chưa làm Thẩm phán cũng có thể xem xét tuyển chọn. Để được làm Thẩm phán, các ứng viên cần phải trải qua một kỳ thi quốc gia nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa những người dự tuyển với nhau về chức danh này. Cơ chế thi tuyển sẽ có tính chất cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, hạn chế tiêu cực. Đồng thời, việc tổ chức thi tuyển công khai sẽ giúp các ứng viên không bị phụ thuộc vào các thiết
chế quyền lực ở địa phương và từ đó tăng cường tính độc lập, tự chịu trách nhiệm của Thẩm phán.
Mặt khác, cần phải có sự thay đổi về nhiệm kỳ của Thẩm phán để phù hợp với chức danh tương ứng của các ngành hoạt động trong lĩnh vực Tư pháp. Pháp luật quy định nhiệm kỳ Thẩm phán nhằm mục đích tăng trách nhiệm của Thẩm phán trong hoạt động xét xử của mình. Theo quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thì nhiệm kỳ của Thẩm phán các cấp là 5 năm tính từ ngày bổ nhiệm. Nhiệm kỳ thứ hai là 10 năm. Vì vậy, nhiệm kỳ ngắn cùng với cơ chế xét tuyển đã gây ra cho đội ngũ Thẩm phán nhiều sức ép, làm cho đội ngũ Thẩm phán không yên tâm gắn bó với cơng việc xét xử, hạn chế khả năng tích lũy kinh nghiệm xét xử của Thẩm phán và đặc biệt ảnh hưởng tới tính độc lập của Thẩm phán khi tham gia xét xử. Chính vì lẽ đó, có thể quy định nhiệm kỳ đối với mỗi ngạch Thẩm phán như sau: đối với Thẩm phán sơ cấp có nhiệm kỳ 10 năm, đối với Thẩm phán trung cấp có nhiệm kỳ là 15 năm và xem xét áp dụng chế độ bổ nhiệm đối với Thẩm phán TANDTC là không xác định thời hạn. Và khi hết nhiệm kỳ, các Thẩm phán sơ cấp và trung cấp nếu muốn được tái bổ nhiệm thì cần phải trải qua một kỳ sát hạch hoặc phải có qui định có đề tài khoa học được công nhận, cơng bố trước đó. Kết quả kỳ sát hạch cùng với kết quả công việc trong nhiệm kỳ vừa qua hay đề tài khoa học đó sẽ là căn cứ để xem xét ra quyết định tái bổ nhiệm ở nhiệm kỳ tiếp theo.