Nâng cao chất lƣợng hòa giải tại Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp KDTM.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 80 - 82)

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI THEO THỦ TỤC SƠ THẨM TÒA ÁN NHÂN

3.2.8. Nâng cao chất lƣợng hòa giải tại Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp KDTM.

Tòa án đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng của những người tiến hành tố tụng bao gồm: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án…

Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân vào HĐXX sơ thẩm nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, đúng thực tế khách quan của vụ việc, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức. Mặc dù, không phải là người chuyên xét xử nhưng khi tham gia vào HĐXX, Hội thẩm nhân dân có quyền hạn rất lớn, ngang quyền với Thẩm phán. Trên thực tế có những trường hợp bản án được hai Hội thẩm nhân dân thông qua hoàn toàn trái ngược với ý kiến của Thẩm phán và đương nhiên kết quả của bản án phụ thuộc vào hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân. Căn cứ vào vai trò quan trọng của Hội thẩm nhân dân, khi đề cử Hội thẩm nhân dân phải lựa chọn những người có đủ khả năng, kiến thức và kinh nghiệm xã hội cần thiết để tham gia xét xử. Các Tòa cần phải tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho họ thường xuyên để đạt hiệu quả cao trong hoạt động xét xử. Bên cạnh đó cơ chế nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân trong TTDS phải được thực hiện trong thực tế, đảm bảo sự độc lập giữa Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.

Đối với thư ký Tòa án cũng như các cán bộ khác của Tòa án, Luật tổ chức Tòa án nhân dân và BLTTDS cùng các văn bản pháp luật tố tụng đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của họ. Vai trị của họ có ảnh hưởng nhất định tới kết quả xét xử, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng. Dù nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thư ký và các cán bộ khác của Tòa án đã được pháp luật TTDS quy định nhưng mới chỉ ở mức độ chung chung, do vậy trên thực tế họ khơng có sự độc lập mà chỉ đơn thuần là giúp đỡ Thẩm phán trong việc giải quyết vụ việc dân sự.

3.2.8. Nâng cao chất lƣợng hòa giải tại Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp KDTM. tranh chấp KDTM.

Hòa giải tại Tòa án nhân dân cấp huyện có ý nghĩa hết sức quan trọng, được thực hiện nhằm mục đích gắn kết lại với nhau, giữ gìn tình đồn kết trong việc phát triển kinh tế, nâng cao kết quả giải quyết trong KDTM. Bởi, khi đã có tranh chấp là có xung đột về lợi ích; xong các đương sự có quyền tự định đoạt việc giải quyết tranh chấp của mình. Quan hệ tranh chấp KDTM cũng có nhiều biện pháp để giải quyết trong đó hịa giải là một biện pháp quan trọng và là nguyên tắc bắt buộc trong tố tụng dân sự. Theo qui định tại Điều 10 của BLTTDS thì ngun tắc hịa giải trong tố tụng là: “Tồ án có trách nhiệm tiến hành hồ giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”.

Đồng thời, nếu hòa giải tốt thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả Nhà nước lẫn công dân ngay tại thời điểm ban đầu. Ngồi ra, việc hịa giải vô cùng quan trọng vì đây là giai đoạn được thực hiện ở các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm, từ khi chuẩn bị xét xử đến khi bắt đầu xét xử tại phiên tòa, trừ những vụ án khơng được hịa giải và khơng tiến hành hồ giải được. Việc hịa giải hồn toàn dựa vào kinh nghiệm, kỹ năng điều hành của các Thẩm phán và sự thiện chí của các đương sự. Trong đó vai trị của Thẩm phán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Trên thực tế, mục đích các đương sự muốn hướng đến đó là lợi nhuận (dù ít hay nhiều) đó là điều kiện tiên quyết để đi tới xu hướng nhân nhượng hợp tác trong kinh doanh của các bên đương sự, tuy nhiên các Thẩm phán lại luôn đề cao việc làm rõ việc đúng sai trong tranh chấp. Như vậy, cần đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ hịa giải tại các Tịa án các cấp, đặc biệt là cấp huyện bởi đây là nền tảng để các vụ án tranh chấp được giải quyết triệt để, nhanh chóng mà khơng bị kháng cáo, kháng nghị. Bởi vì việc hịa giải khơng thành, các chủ thể tham gia kinh tế sẽ mất sự đồn kết, gắn bó, càng căng thẳng hơn lúc ban đầu, từ đó muốn các bên cùng nhau thương lại, thỏa thuận ở các giai đoạn tố tụng tiếp theo sẽ không hiệu quả và không dễ dàng so với ban đầu.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)