THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI THEO THỦ TỤC SƠ THẨM TÒA ÁN NHÂN
3.1.4. Bổ sung quy định về sự tham gia tố tụng của bị đơn khi có yêu cầu phản tố
cầu phản tố
Có thể thấy rằng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành đã xác định khá cụ thể việc toà án xử lý nếu đương sự được Toà án triệu tập hợp lệ tham gia phiên toà sơ thẩm nhưng lại vắng mặt. Tuy nhiên, BLTTDS chưa quy định về trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án nhưng Tòa án đã triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt. Theo Tác giả, BLTTDS phải bổ sung quy định về trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố nhưng vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai tham gia tố tụng. Trong trường hợp này, tác giả có quan điểm Tịa án phải ra quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu phản tố của bị đơn nếu bị đơn vắng mặt. Bởi vì, trong tố tụng dân sự các đương sự có quyền bình đẳng với nhau như: nguyên đơn có quyền đưa ra yêu cầu khởi kiện thì bị đơn cũng có quyền đưa ra u cầu phản tố, các yêu cầu này của đương sự đều được Toà án xem xét giải quyết nếu các yêu cầu đó khơng trái đạo đức xã hội và vi phạm điều cầm của pháp luật. Vì vậy, theo quy định pháp luật, khi nguyên đơn vắng mặt đến lần thứ hai theo giấy triệu tập hợp lệ của toà án mà khơng có lý do chính đáng thì xem như nguyên đơn đó đã từ bỏ yêu cầu khởi kiện của mình và lúc này Tồ án sẽ ra quyết định đình chỉ đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; do đó khi bị đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai theo giấy triệu tập của toà án mà vắng mặt tại phiên tịa thì Tồ án sẽ quyết định xét xử vắng mặt bị đơn đồng thời sẽ tiến hành đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn nếu bị đơn vắng mặt. Vì vậy, cần sửa khoản 1 Điều 207 BLTTDS theo hướng: “1. Bị đơn khơng có u cầu phản tố….. được Tịa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt khơng vì trở ngại khách quan.”