Tăng cƣờng các biện pháp bảo đảm an toàn cho Thẩm phán

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 77 - 78)

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI THEO THỦ TỤC SƠ THẨM TÒA ÁN NHÂN

3.2.4. Tăng cƣờng các biện pháp bảo đảm an toàn cho Thẩm phán

Đối với các vụ án KDTM vì giá trị tranh chấp thường rất lớn nên đương sự thường chống đối quyết liệt vì thế mà sức khỏe, tính mạng của cán bộ Tịa án, Thẩm phán có nguy cơ bị xâm hại. Trong khi nhiều quốc gia đã quy định các biện pháp bảo vệ cần thiết để đảm bảo cho hoạt động của Thẩm phán thì ở Việt Nam vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể, chi tiết về vấn đề này. Tuy nhiên, yêu cầu đảm bảo an toàn cho Thẩm phán ở nước ta hiện nay đang được đặt ra một cách cấp thiết, đặc biệt là các Thẩm phán khi giải quyết các vụ việc dân sự nhằm hạn chế tối đa những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của

Thẩm phán. Nhiều vụ án KDTM ngay tại phiên tòa hay sau khi phiên tòa kết thúc đương sự đã dùng lời lẽ xúc phạm hay có những hành vi tấn cơng HĐXX. Tình trạng này ở nước ta đang diễn ra ngày một nhiều hơn làm cho Thẩm phán hoang mang, lo lắng khi thực hiện nhiệm vụ xét xử.

Đứng trước tình hình đó, u cầu cấp bách hiện nay của chúng ta là cần phải nghiên cứu áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn cho đội ngũ Thẩm phán, bao gồm cả các biện pháp an ninh cũng như các biện pháp pháp lý hay các biện pháp xã hội (Ví dụ: các phiên tịa cần có cơng an tư pháp bảo vệ, quy định tăng nặng trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, tài sản của Thẩm phán và chính những người thân thích của Thẩm phán, chế độ bảo hiểm nghề nghiệp đối với Thẩm phán…).

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)