5. Kết cấu của luận văn
3.1. Tổng quan về Tổng công ty Giấy Việt Nam
3.1.4. Kết quả kinh doanh của Tổng công ty
Trong những năm qua, Tổng công ty Giấy Việt Nam ln quan tâm khai thác tối đa hóa nội lực để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, tạo nhiều công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động, gia tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Theo đó, kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2017-2019 biến động như sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty giấy Việt Nam
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 CL 2018/2017 CL 2019/2018 Giá trị % Giá trị % 1. Kết quả tài chính Doanh thu Tỷ đồng 2,226 2,601 2,376 375 16.85 -225 -8.65 Chi phí Tỷ đồng 1,993 2,397 2,207 404 20.27 -190 -7.93 Nộp ngân sách Tỷ đồng 112 131 101 19 16.96 -30 -22.90
Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 121 73 68 -48 -39.67 -5 -6.85
2. Kết quả sản xuất tiêu thụ
Khối lượng sản xuất tấn 107,254 120,010 105,630 12,756 11.89 -14,380 -11.98
Khối lượng tiêu thụ tấn 111,640 113,215 104,725 1,575 1.41 - 8,490 -7.50
Khai thác gỗ nguyên liệu m3 146,786 160,217 132,676 13,431 9.15 -27,541 -17.19
Trồng rừng mới ha 3,107 2,301 2,586 -806 -25.94 285 12.39
Nguồn: Tổng công ty giấy Việt Nam
Với sự tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngồi khiến tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng cơng ty Giấy Việt Nam luôn không ngừng biến động. Năm 2017, kết quả hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty tương đối khả quan, sản xuất giấy các loại đạt 107.254 tấn và tiêu thụ 111.640 tấn (sản lượng tiêu thụ đạt cao nhất trong 5 năm trở về đây); Trong năm, công ty khai thác được 146.786 m3 gỗ (nguyên liệu) và trồng mới khoảng 3.107 ha rừng; nộp ngân sách đạt112 tỷ đồng với doanh thu là 2.226 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 121 tỷ đồng và xử lý hết lỗ lũy kế năm 2016. Có được kết quả như trên là do Tổng công ty nghiêm túc triển khai sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Cơng Thương trong cơng tác cổ phần hóa và tái cơ cấu, thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh, tập thể cán bộ
36
công nhân viên của Tổng cơng ty chủ động, sáng tạo, đồn kết phát huy trí tuệ, quyết tâm hồn thành vượt mức các mục tiêu kế hoạch đã đặt ra, đảm bảo việc làm và nâng cao đáng kể thu nhập cho người lao động.
Năm 2018, kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng cơng ty Giấy Việt Nam cũng hồn thành vượt mức mục tiêu kế hoạch đề ra, tổng doanh thu đạt 2.601 tỷ đồng, bằng 119% kế hoạch năm; sản xuất giấy các loại đạt 120.010 tấn; tiêu thụ đạt trên 113.215 tấn; nộp ngân sách Nhà nước đạt 131 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 73 tỷ đồng. Trong sản xuất kinh doanh khối lâm nghiệp, năm 2018 Tổng công ty đã khai thác được khoảng 160.217m3 gỗ nguyên liệu giấy; trồng rừng mới khoảng 2.301 ha. Mặc dù các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng trưởng so với năm 2018 song lợi nhuận lại giảm sút do Tổng cơng ty thực hiện hồn nhập khoản trích dự phịng của Cơng ty CP tập đồn Tân Mai. Năm 2019, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam giảm sút nghiêm trọng. Theo đó, doanh thu trong năm của Tổng công ty đạt 2,376 tỷ đồng, giảm 8,65% so với năm 2018, lợi nhuận kinh doanh đạt 68 tỷ đồng, giảm 6,85% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất giấy các loại đạt 105.630 tấn, giảm 11,98%, sản lượng tiêu thụ đạt 104.725 tấn, giảm 7,5%. Nhìn chung, trong năm 2019, tỉnh hình kinh doanh của Tổng công ty giấy Việt Nam gặp rất nhiều thách thức. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến cho hoạt động xuất khẩu giấy của Trung Quốc vào Mỹ gặp khó khăn dẫn tới nhập khẩu giấy in, giấy viết từ Trung Quốc và một số nước Châu Á vào Việt Nam tăng mạnh. Sản lượng giấy nhập khẩu tăng cộng với nhu cầu tiêu dùng giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và phát triển kinh doanh của Tổng cơng ty. Bên cạnh đó, năm 2019, Tổng cơng ty phải dừng dây chuyền thiết bị sản xuất giấy Tissue để tiến hành công tác bảo dưỡng định kỳ từ 25/2 đến 15/3, khi chạy lại không ổn định dẫn đến năng suất sản xuất đạt thấp, tăng tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và chi phí bảo dưỡng bảo trì… từ đây khiến giá trị lợi nhuận kinh doanh và sản lượng giấy sản xuất trong năm của Tổng công ty sụt giảm.
Như vậy, với sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam không đạt kết quả cao. Để vượt qua khó khăn, Tổng Cơng ty đã đưa ra những mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo như: tiếp tục đổi mới, tăng cường kỷ cương trách nhiệm trong quản trị các mặt
37
về quản lý sản xuất, chất lượng, định mức, mua hàng, bán hàng, xây dựng kế hoạch, tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý; Tăng cường áp dụng cơ chế khoán trong sản xuất kinh doanh công nghiệp, lâm nghiệp; Nâng cao giá trị thương hiệu Giấy Bãi Bằng và Giấy Tissue; Tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của pháp luật về môi trường…