5. Kết cấu của luận văn
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá về phát triển thị trường
2.3.1. Chỉ tiêu lập kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
Chỉ tiêu này phản ánh việc lập kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Trong nội dung phân tích này, tác giả sẽ tiến hành trình bày về quy trình lập kế hoạch phát triển thị trường của Tổng công ty, đồng thời tổng hợp một số chỉ tiêu trong bản kế hoạch do Phịng thị trường tại Tổng cơng ty đã lập gồm: Chi phí dự kiến tiến hành phát triển thị trường; Kế hoạch phát triển kênh phân phối; Kế hoạch phát triển sản lượng; Kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc tiến... Ngồi ra, tác giả cũng thực hiện phân tích số liệu sơ cấp thu thập thông qua khảo sát đội ngũ cán bộ, nhân viên Tổng công ty về công tác lập kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thời gian qua.
2.3.2. Chỉ tiêu tổ chức, thực hiện phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
* Công tác nghiên cứu thị trường
Trong chỉ tiêu này, tác giả trình bày cách thức thực hiện nghiên cứu thị trường tiêu thụ giấy của Tổng công ty. Cách thức thu thập thông tin thông qua khảo sát khách hàng của phịng thị trường. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành phân tích nguồn thơng tin sơ cấp, thu thập từ đánh giá của đội ngũ cán bộ, nhân viên Tổng công ty về công tác nghiên cứu thị trường.
* Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm
Trong một thời kỳ nhất định,“số lượng chủng loại hàng hóa tăng lên được dùng như một chỉ tiêu phản ánh các hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có thể cho thấy hiệu quả của việc tổ chức, triển khai phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua gia tăng chủng loại hàng hóa. Trên cơ sở đó,
28
doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định tiếp tục phát triển loại hàng hóa mới đó hoặc dừng việc tung ra thị trường loại hàng hóa kém hiệu quả…”
* Tổ chức kênh tiêu thụ sản phẩm
Trong chỉ tiêu này, tác giả sẽ trình bày các kênh tiêu thụ, cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng mà Tổng công ty đang thực hiện. Đồng thời, thực hiện phân tích sự thay đổi của hệ thống kênh tiêu thụ để thấy khả năng tiếp cận sản phẩm của khách hàng, từ đó tạo tiền đề phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty.
* Tổ chức hoạt động quảng bá, xúc tiến
Chỉ tiêu này, tác giả thực hiện tổng hợp những hoạt động quảng bá, xúc tiến giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng đã được Tổng công ty Giấy Việt Nam thực hiện. Từ đó, phân tích đánh giá hiệu quả của các hoạt động quảng bá, xúc tiến đối với phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty.
2.3.3. Chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
* Chỉ tiêu kiểm tra phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thực hiện đánh giá chỉ tiêu này, tác giả tiến hành tổng hợp số lượt kiểm tra, số điểm tiếp thị sản phẩm được kiểm tra hàng năm của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Đồng thời, cũng thực hiện phân tích số lỗi sai sót được phát hiện trong q trình kiểm tra của Tổng cơng ty.
* Chỉ tiêu đánh giá phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Đánh giá sự phát triển về phạm vi địa lý: Để đánh giá việc phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp theo phạm vi địa lý, tác giả dùng thước đo sự gia tăng về số lượng thị trường.“Mỗi doanh nghiệp đều ln mong muốn tìm được những thị trường mới để gia tăng khối lượng tiêu thụ hàng hóa hướng tới mục tiêu doanh số bán hàng ngày càng cao. Để làm được việc đó, doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những thị trường mới mà nhu cầu của những thị trường đó có thể đáp ứng được bằng những hàng hóa”hiện có của mình.
- Đánh giá sự phát triển số lượng khách hàng: Phát triển thị trường tiêu thụ
là phát triển quy mô tổng thể thị trường trên cả thị trường hiện tại và thị trường mới thông qua gia tăng số lượng khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
29
Việc thu hút, gia tăng số lượng khách hàng tại doanh nghiệp có thể thực hiện bằng các nỗ lực marketing của doanh nghiệp.
Số lượng khách hàng gia tăng = Số lượng khách hàng năm sau - Số lượng khách hàng năm trước
Tốc độ gia tăng khách hàng = Số lượng khách hàng gia tăng x 100 Số lượng khách hàng năm trước
Số lượng khách hàng gia tăng càng nhanh, chứng tỏ hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp càng đạt hiệu quả và ngược lại.
- Đánh giá sự phát triển về sản lượng sản phẩm tiêu thụ: Sản lượng sản phẩm
bán ra thị trường của một loại sản phẩm nào đó là một chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả của công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đối với sản phẩm đó. Để đánh giá chính xác tốc độ phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải so sánh tỷ lệ tăng sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm thực tế với kỳ trước, tỷ lệ tăng của ngành và của đối thủ cạnh tranh.
Tốc độ gia tăng sản lượng sản phẩm =
SL SP tiêu thụ năm n - SL SP tiêu thụ năm (n-1)
x 100 Sản lượng SP tiêu thụ năm (n-1)
- Đánh giá sự phát triển doanh thu tiêu thụ sản phẩm: Cơng thức tính tổng
doanh thu của doanh nghiệp theo sản phẩm và thị trường như sau: TR = Pij x Qij TR: Tổng doanh thu
Pij: Giá của sản phẩm j tại thị trường i
Qij: Sản lượng sản phẩm j tiêu thụ trên thị trường i
Chỉ tiêu TR là một chỉ tiêu tổng quát nhất, đây là kết quả tổng hợp của việc phát triển thị trường tiêu thụ cho các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ trên các thị trường khác nhau. Tuy nhiên, cũng như chỉ tiêu sản lượng sản phẩm tiêu thụ, để có thể tìm hiểu một cách rõ nét phải so sánh mức độ tăng trưởng của doanh thu kỳ phân tích với doanh thu kỳ trước”mức doanh thu của ngành.
- Đánh giá sự phát triển lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm: Lợi nhuận tuy không
là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp kết quả của việc phát triển thị trường tiêu thụ nhưng nó lại là một chỉ tiêu có liên quan mật thiết đến phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
30
của doanh nghiệp. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nói lên hiệu quả sản xuất và kinh doanh”của doanh nghiệp. Do vậy, thông qua mức tăng trưởng của lợi nhuận cả về số tuyệt đối và tương đối, doanh nghiệp có thể phần nào đánh giá được việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Đánh giá sự phát triển thị phần hoạt động kinh doanh: Thị phần của doanh
nghiệp là tiêu chí đánh giá hoạt dộng phát triển thị trường theo chiều sâu của doanh nghiệp, đây là phần tham gia thị trường ngành hàng của tổng sản lượng hay doanh số bán mà doanh nghiệp xâm nhập được trong kỳ. Số liệu thị phần được dùng để đo lường mức độ về sự tập trung của người bán trong một thị trường. Có hai chỉ tiêu đánh giá về thị phần là thị phần tương đối và thị phần tuyệt đối:
-“Thị phần tuyệt đối là tỷ lệ phần doanh thu của doanh nghiệp so với toàn bộ sản phẩm cùng loại”được tiêu thụ trên thị trường.
Thị phần = Doanh số bán ra của doanh nghiệp x100% Tổng doanh số bán ra của toàn ngành
-“Thị phần tương đối được xác định trên cơ sở thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp so với phần tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Hai chỉ tiêu này ln có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tuy nhiên khơng phải lúc nào chúng cũng có mối quan hệ thuận”chiều.
2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
Trong chỉ tiêu này, tác giả tiến hành phân tích tình hình biến động nguồn vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam giai đoạn 2017-2019 bao gồm các yếu tố: nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn. Sự tăng trưởng của nguồn vốn doanh nghiệp được tác giá đánh giá thông qua công thức:
Tốc độ tăng trưởng
nguồn vốn =
Nguồn vốn năm n – Nguồn vốn năm (n-1)
x 100 Nguồn vốn năm (n-1)
Qua các năm, nếu nguồn vốn của doanh nghiệp gia tăng ổn định và hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp triển khai các hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
31
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIẤY TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM