5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Phân tích các nhân tố thuộc môi trường bên trong
3.3.2.1. Năng lực công nghệ, cơ sở vật chất của Tổng công ty
Tổng công ty giấy Việt Nam luôn là doanh nghiệp nằm trong top đầu về năng suất sản xuất cũng như năng lực của máy móc thiết bị. Hiện tại, hệ thống dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc của Tổng công ty được bố trí khép kín và liên tục từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế biến đến sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng. Hệ thống trang thiết bị của Tổng công ty hiện tại như sau:
80
Bảng 3.23: Năng lực máy móc thiết bị của Tổng công ty giấy Việt Nam
Nhóm thiết bị Tên máy móc thiết bị Công suất Số lượng
Máy móc thiết bị chuẩn bị nguyên liệu
Máy cắt nguyên liệu 10 tấn/giờ 2 Nồi nấu bột hình cầu 60m3/nồi 7 Máy nghiền kiểu Hà Lan 72m3/máy 16 Máy nghiền đĩa kép Ø 380 4 tấn bột/giờ 4 Máy nghiền đĩa kép Ø 450 8 tấn bột/giờ 5 Máy đánh tơi thuỷ lực 1,5m3/máy 3 Máy đánh tơi ly tâm có đĩa nghiền 12 tấn/giờ 3 Máy rửa bột kiểu lô lọc 100m3 5
Máy móc, thiết bị sản xuất
Máy sang cuộn GVS và khăn ăn 40 tấn/năm 2 Máy xếp giấu Tissue 10 tấn/năm 1 Máy gập giấy khăn ăn 1,3 tấn/năm 3 Máy chia sang cuộn 80 tấn/năm 4 Máy xén giấy 5500 tấn/năm 5 Thiết bị năng
lượng, động lực
Trạm bơm nước 1000 m3/giờ 3 Trạm biến áp 1440KVA 3 Hệ thống lò hơi đốt than 11 tấn hơi/giờ 3 Dây chuyền
chuẩn bị bột giấy với CN
tái chế
Dây chuyền SX bột giấy OCC 400 tấn/năm 1 Dây chuyền SX bột giấy MW 200 tấn/năm 1 Dây chuyền SX bột giấy DIP
150 tấn/năm 1
Hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ EIMCO 17.000 m3/ngày 1
Nguồn: Tổng công ty giấy Việt Nam
Nhìn chung, hệ thống máy móc, thiết bị, năng lực sản xuất của Tổng công ty giấy Việt Nam đã được đầu tư đồng bộ từ trang thiết bị chuẩn bị nguyên liệu đến hệ thống máy móc xử lý nước thải. Trong đó, hệ thống xử lý nước thải tại Tổng công ty được áp ứng công nghệ tiến tiến của EIMCO, cho phép tái sử dụng đến 90% lượng nước thải từ sản xuất và giảm thiểu chi phí vận hành do tiết kiệm được lượng tiêu thụ điện, hóa chất sử dụng và nhân công. Đồng thời chất lượng nước thải sau khi vào hệ thống xử lý vi sinh thải ra môi trường hoàn toàn đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng nước thải theo Quy chuẩn xả thải của ngành sản xuất giấy QCVN 12-
81
MT:2015/BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 6 năm 2015 theo thông tư số 12/2015/TT-BTNMT. Đây là yếu tố tạo nên thương hiệu, uy tin của Vinapaco đối với khách hàng và thị trường, giúp Tổng công ty cung ứng ra thị trường những sản phẩm an toàn đối với người tiêu dùng và môi trường, giúp đẩy mạnh phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty.
Tuy nhiên, sau nhiều năm vận hành, hầu hết hệ thống máy móc thiết bị đã cũ, công nghệ lạc hậu. Ngoài hệ thống xử lý nước thải được đầu tư từ năm 2015 thì hầu hết các thiết bị của Tổng công ty đều được đầu tư từ năm 2005. Với công nghệ cũ gây tiêu hao nhiều năng lực khiến mức chi phí sản xuất hàng năm tại Tổng công ty còn cao, trong khi đó dưới áp lực cạnh tranh Tổng công ty lại phải liên tục giảm giá bán sản phẩm. Những điều này tạo ra rất nhiều khó khăn và thách thức đối với Tổng công ty trong hoạt động phát triển kinh doanh cũng như phát triển thị trường tiêu thụ.
3.3.2.2. Nguồn lực con người của Tổng công ty
Hầu hết số lao động làm việc trong tổng công ty Giấy Việt Nam đều được qua đào tạo, tuy nhiên còn một lượng không nhỏ lao động có chuyên môn kém hoặc không có chuyên môn kỹ thuật tập trung ở các công ty lâm nghiệp do những lao động này làm chủ yếu dựa trên kinh nghiệm mà chưa được qua đào tạo chính thức. Tuy vậy số lao động có chuyên môn, tay nghề tại tổng công ty nếu như trước đây được đánh giá cao thì hiện nay khi công nghệ ngày càng phát triển tiên tiến hơn, những tiến bộ của khoa học công nghệ cùng với phương pháp sản xuất mới, thì trình độ lao động đã trở nên lạc hậu, không phù hợp. Trình độ lao động tại Tổng công ty như sau:
82
Bảng 3.24: Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực tại Tổng công ty
Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Số người Tỷ trọng Số người Tỷ trọng Số người Tỷ trọng 1.Lao động trực tiếp 1600 78.93 1741 75.83 1674 73.29 1.1 Bậc 6/6 và 7/7 334 20.88 381 21.88 381 22.76 1.2 Bậc 4/7 và 5/7 972 60.75 1085 62.32 1085 64.82 1.3 Bậc 2/7 và 3/7 294 18.38 275 15.79 208 12.45
2. Lao động gián tiếp 427 21.07 445 19.38 610 26.71
2.1 Đại học 230 53.86 270 60.67 270 44.26
2.2 Cao đẳng 12 2.81 12 2.69 125 20.49
2.3 Trung cấp 185 43.32 273 61.34 215 35.26
Tổng 2027 2296 2284
Nguồn: Phòng tổ chức lao động Tổng công ty giấy Việt Nam
Nhìn chung qua các năm Tổng công ty GIấy Việt Nam không có sự biến động nhiều về tình hình lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Tỷ trọng lao động gián tiếp trung bình khoảng 75% - 80%, còn tỷ trọng lao động trực tiếp khoảng 20% - 25%, có thể chấp nhận được.
Trong cơ cấu lao động trực tiếp, tỷ trọng của lao động có trình độ chuyên môn bậc 6, bậc 7 ngày càng cao qua các năm, tuy nhiên thì điều này cũng còn phụ thuộc vào số lượng công nhân từng năm. Mức trình độ chuyên môn của người lao động ở bậc 4, bậc 5 chiếm chủ yếu trong Tổng công ty và có tỷ trọng khá cao (trên 60%). Tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn bậc 3/7 và 2/7 giảm dần qua các năm, còn bậc 6/7 và 7/7 tăng dần qua các năm, đây là một dấu hiệu tốt.
Trong cơ cấu lao động gián tiếp, trình độ của người lao động chủ ở mức trung cấp khá cao, tuy nhiên qua các năm tỷ trọng này giảm dần, và hơn nữa số lao động này cũng được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Đây là những điểm tích cực giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, góp phần phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
83
3.3.2.3. Nguồn lực tài chính của Tổng công ty
Giai đoạn 2017-2019, tình hình tài chính của Tổng công ty giấy Việt Nam có nhiều biến động. Để đánh giá cụ thể tình hình tài chính của Tổng công ty, tác giả phân tích sự biến động về tổng nguồn vốn như sau:
Bảng 3.25: Tình hình tài chính của Tổng công ty
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 CL 2018/2017 CL 2019/2018 Giá trị % Giá trị % Nguồn vốn chủ sở hữu 939 1.255 2.894 316 33,65 1.639 130,60 Nợ phải trả 1.884 2.943 4.739 1.059 56,21 1.796 61,03 Nợ phải trá ngắn hạn 623 762 1.402 139 22,31 640 83,99 Nợ phải trả dài hạn 1.261 2.181 3.337 920 72,96 1.156 53,00 Tổng nguồn vốn 2.823 4.198 7.633 1.375 48,71 3.435 81,82
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Tổng công ty
Qua các năm, nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam liên tục tăng trưởng, năm 2017, tổng nguồn vốn của Tổng công ty đạt 2.823 tỷ đồng, năm 2018 là 4.198 tỷ đồng, tăng 48,71% và năm 2019 đạt 7.633 tỷ đồng, tăng 81,82%. Sự gia tăng của tổng nguồn vốn chủ yếu là do sự tăng lên của vốn chủ sở hữu (Tổng công ty huy động thêm vốn chủ sở hữu và gia tăng nguồn lợi nhuận giữ lại thực hiện tái đầu tư). Từ đây cho thấy, sự gia tăng của nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty là an toàn và bền vững, giúp Tổng công ty bổ sung nguồn lực tài chính triển khai các hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trong cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam, giá trị nợ phải trả chiếm tỷ trọng chủ yếu, đặc biệt là nợ phải trả dài hạn. Đây đều là những khoản nợ mà Tổng công ty đang chiếm dụng từ các nhà cung cấp hoặc đi vay từ tổ chức tín dụng. Giá trị nợ phải trả của Tổng công ty cao sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh khi Tổng công ty mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Như vậy, mặc dù nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam liên tục gia tăng song nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của
84
Tổng công ty. Điều này thể hiện, tình hình tài chính của Tổng công ty không lành mạnh, hoạt động kinh doanh của Tổng công ty tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ảnh hưởng đến khả năng triển khai các hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty. Từ đây, đòi hỏi thời gian tới, Tổng công ty cần có biện pháp phù hợp giảm dần giá trị nợ phải trả để gia tăng uy tín với khách hàng và đối tác.
3.3.2.4. Phương thức quản lý của Tổng công ty
Những năm gần đây, Tổng công ty giấy Việt Nam đang dần hoàn thiện các phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, ổn định giá thành sản phẩm tạo tiền đề đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, Tổng công ty đã chỉ đạo bộ phận tài chính thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ chi phí sản xuất, chỉ xuất chi khi có chứng từ, hóa đơn đây đủ. Đồng thời, tiến hành xây dựng các quy trình quản lý đối với từng khâu từ sản xuất đến tiêu thụ. Trong hoạt động sản xuất, Tổng công ty đặc biệt quan tâm, chú trọng việc quản lý quá trình cung ứng nguyên vật liệu đầu vào. Tổng công ty đã thực hiện quản lý theo mô hình liên doanh trồng rừng nguyên liệu Giấy của Tổng công ty. Các lâm trường liên doanh thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng; Khai thác nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến giấy của Tổng công ty; Dịch vụ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu giấy cho các thành phần kinh tế tham gia sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn. Nhìn chung, các phương thức quản lý của Tổng công ty giấy Việt Nam ngày càng phát huy hiệu quả khi Tổng công yt đã có những biện pháp chủ trương, khuyến khích các bộ phận, cá nhân, đơn vị thành viên tích cực hoàn thành kế hoạch được giao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, phương thức quản lý của Tổng công ty vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: Các đơn vị sản xuất nguyên liệu chưa thực sự có quyền chủ động sản xuất kinh doanh, họ vẫn phải chịu sự tác động của các cơ quan quản lý ngành; Chính sách quản lý, tạo nguồn và cung cấp vốn chưa đáp ứng đủ và đúng thời vụ, gây khó khăn cho khâu tổ chức, quản lý sản xuất. Thực tế cho thấy vốn thường về muộn 3-4 tháng. do đó để triển khai sản xuất kinh doanh các đơn vị sản xuất phải đi vay vốn ngắn hạn với lãi suất cao để giải quyết những bước công việc. Từ đây khiến chi phí sản xuất tăng làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ phát triển thị trường của Tổng công ty.
85