5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá phát triển thị trường tiêu thụ
3.2.3.1. Hoạt động kiểm tra việc triển khai phát triển thị trường tiêu thụ
Hiện tại, hoạt động kiểm tra việc triển khai phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty Giấy Việt Nam chưa được chú trọng. Hoạt động kiểm tra chỉ thực hiện đối với các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các điểm tiếp thị bán hàng của Tổng công ty. Theo đó, định kỳ phòng thị trường sẽ cử cán bộ đến các điểm tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty để kiểm tra việc tiêu thụ sản phẩm. Nội dung kiểm tra bao gồm: cách thức sắp xếp, trưng bày sản phẩm; giá bán sản phẩm (tránh tình trạng bán phá giá); cách tư vấn khách hàng. Kết quả kiểm tra giai đoạn 2017-2019 như sau:
56
Bảng 3.12: Kết quả kiểm tra phát triển thị trường tiêu thụ
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 CL 2018/2017 CL 2019/2018 Giá trị % Giá trị % Các điểm tiêu thụ sản phẩm
được kiểm tra 17 18 19 1 5,88 1 5,56 Cửa hàng giới thiệu sản phẩm 4 4 5 0 0 1 25,00
Điểm tiếp thị 13 14 14 1 7,69 0 0
Số lượt kiểm tra 49 55 57 6 12,24 2 3,64 Sai sót được phát hiện và xử
lý 105 116 122 11 10,48 6 5,17
Nguồn: Tổng công ty giấy Việt Nam
Nhận thấy, số lượt kiểm tra và số điểm tiêu thụ sản phẩm được tiến hành kiểm tra của Tổng công ty giấy Việt Nam liên tục gia tăng. Riêng năm 2019, Phòng thị trường của Tổng công ty đã tiến hành 57 lượt kiểm tra (tăng 3,64%) tại 19 điểm tiêu thụ sản phẩm (5 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và 14 điểm tiếp thị) và phát hiện 122 sai sót được xử lý ngay. Các sai sót được phát hiện chủ yếu là lỗi trưng bày sản phẩm, bán sản phẩm không theo giá niêm yết, lỗi trong tư vấn, giao tiếp với khách hàng... Nhìn chung, hoạt động kiểm tra đã góp phần đáng kể giúp chẩn chính tác phong làm việc, phong cách giao tiếp, phục vụ khách hàng của nhân viên bán hàng tại các điểm tiếp thị sản phẩm, góp phần tạo nên sự hài lòng của khách hàng và thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty.
Tuy nhiên, do chưa chú trọng đến hoạt động kiểm tra nên Tổng công ty chưa thực hiện kiểm tra được toàn bộ các điểm tiếp thị, bán hàng, cung cấp sản phẩm. Đồng thời, Tổng công ty cũng chưa thành lập được bộ phận kiểm tra, tiến hành kiểm tra việc triển khai các hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Phòng thị trường, hoạt động kiểm tra mới chỉ được thực hiện ở khâu cuối cùng là khâu tiêu thụ nên kết quả chưa cao.
77
thiện môi trường càng cao. Đây là những thuận lợi lớn, để các doanh nghiệp sản xuất giấy nói chung và Tổng công ty Giấy Việt Nam nói riêng phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3.3.1.4. Nhân tố đối thủ cạnh tranh
Ngành giấy Việt Nam cũng như Tổng công ty Giấy Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớp từ nội bộ ngành giữa 500 doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài. Dưới tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, doanh nghiệp giấy Việt Nam cũng như Tổng công ty Giấy Việt Nam không chỉ phải chịu áp lực cạnh tranh từ thị trường nội địa, mà còn chịu áp lực cạnh tranh từ nhóm doanh nghiệp FDI. Theo HHP (2019): “Đầu tư FDI vào ngành giấy Việt Nam đã tăng rất nhanh trong 2 năm 2017, 2018 và hiện chiếm tới gần 50% sản lượng giấy các loại của Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các loại giấy vệ sinh thông thường (giấy lớp mặt và lớp sóng) với nhiều lợi thế vượt trội và đang gây nên hiện tượng cung vượt cầu đối với loại giấy này. Trong khi đó, xu hướng đẩy mạnh đầu tư vẫn diễn ra, tạo áp lực rất lớn với các doanh nghiệp Việt Nam".
Theo số liệu tổng hợp của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, năm 2019 các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh lớn ở một số sản phẩm đặc thù. Cụ thể, ở dòng sản phẩm sản xuất giấy in và giấy viết từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2019 bởi Công ty Chengming và Công ty UPM Asia, lượng giấy từ 2 công ty này gia tăng mạnh vào thị trường Việt Nam, gây áp lực về giá sản phẩm với doanh nghiệp nội địa. Hay các quốc gia khác như Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản không xuất khẩu được vào thị trường Trung Quốc, sẽ quay đầu sang quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, dẫn đến thị trường Việt Nam có sự cạnh tranh cao, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Như vậy, thị trường cạnh tranh trong ngành giấy Việt Nam đang rất khốc liệt, cạnh tranh thị trường nội địa cao, bao gồm cả giấy sản xuất nội địa và giấy nhập khẩu từ Indonesia và Trung Quốc. Bên cạnh đó, hiện nay nguyên liệu giấy tái chế, sản xuất không ổn định do vướng mắc thủ tục và thời gian thông quan, ký quỹ… ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sức cạnh tranh xuất khẩu yếu, khiến các doanh
78
nghiệp dễ mất khách hàng truyền thống do thiếu ổn định. Vì vậy, thời gian tới để phát triển thị trường tiêu thụ hiệu quả, Tổng công ty Giấy Việt Nam cần có kế hoạch cụ thể để đảm bảo hiệu quả sản xuất và kinh doanh của mình.
3.3.1.5. Nhân tố nguồn cung ứng
Nguồn cung ứng sản xuất sản phẩm giấy của Tổng công ty giấy Việt Nam bao gồm rất nhiều loại nguyên vật liệu đầu vào khác nhau do đó để phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường tiêu thụ đòi hỏi Tổng công ty phải bảo đảm đầy đủ các nguồn lực đầu vào đó. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các nguồn nguyên liệu đầu vào như gỗ tre, nứa...và một số nguyên vật liệu hóa chất và phụ gia khác nữa. Một số nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu hiện được Tổng công ty sử dụng bao gồm:
+ Nguyên liệu tre nứa: tre nứa là nguyên liệu lâu đời của Tổng công ty Giấy Việt Nam. Tre nứa dùng để sản xuất bột Giấy cho giấy bao gói, bao bì công nghiệp, giấy vàng mã là chủ yếu, ngoài ra có thể sử dụng sản xuất giấy viết, giấy in. Tính chất sơ sợi của nguyên liệu tre nứa chỉ kém gỗ lá kim khi xét về cấu tạo hình thái và công nghiệp chế biến. Trong loài tre nứa Tổng công ty Giấy Việt Nam sử dụng chủ yếu các loại luồng, lồ ô và nứa.
+ Nguyên liệu gỗ: là loại nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp chế biến bột giấy. Ở Việt Nam, do nguồn gỗ lá kim hạn chế nên nguyên liệu chủ yếu được sử dụng tại Tổng công ty là tre nứa, gỗ lá rộng và phế liệu nông nghiệp, phế liệu công nghiệp chế biến nông sản và cây công nghiệp. Trong các loài gỗ lá kim dùng trong công nghiệp Giấy Việt Nam có gỗ thông Đà Lạt. Gỗ lá rộng được dùng thông dụng hơn cả, bao gồm: bồ đề, bạch đàn, keo tai tượng, keo lá tràm, và một số loại gỗ khác
+ Các phế liệu của ngành nông nghiệp: các phế liệu của ngành nông nghiệp cũng có vai trò rất quan trong đối với ngành công nghiệp Giấy, chúng bao gồm bã mía, rơm dạ... Ở nước ta lượng nguyên vật liệu này hàng năm là rất lớn. Vì vậy ngành công nghiệp Giấy cần có những hướng nghiên cứu sử dụng các vật liệu này để phục vụ sản xuất góp phần đa dạng hóa nguồn nguyên vật liệu của ngành.
79
Như vậy, nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất của Tổng công ty giấy Việt Nam khá đa dạng, phong phú. Đồng thời, Tổng công ty cũng thực hiện phát triển trồng rừng hàng năm để gia tăng nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Đây là tiền đề giúp Tổng công ty đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, do đáp ứng được tối đa nhu cầu thị trường.
3.3.1.6. Nhân tố truyền thông
Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng bùng nổ, việc tra cứu thông tin trở nên dễ dàng hơn nên yếu tố truyền thông sẽ trở thành một trong những yếu tố gây trở ngại đối với hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ của Tổng công ty giấy Việt Nam. Do thời gian gần đây có rất nhiều bài viết đánh giá tác hại của việc sử dụng giấy vệ sinh đối với sức khỏe người tiêu dùng, theo đó việc sử dụng các loại giấy vệ sinh kém chất lượng sẽ dẫn đến mắc các bệnh về hô hấp, về da, về mắt. Những thông tin truyền thông này, đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của khách hàng, nhiều khách hàng có xu hướng tìm và sử dụng những loại sản phẩm chất lượng, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Một số khác sử dụng khăn lau thay thế giấy vệ sinh để giảm thiểu tác hại của giấy vệ sinh.
Như vậy, yếu tố truyền thông đã gây ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng sản phẩm giấy của khách hàng, từ đây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty giấy Việt Nam thời gian gần đây.
3.3.2. Phân tích các nhân tố thuộc môi trường bên trong
3.3.2.1. Năng lực công nghệ, cơ sở vật chất của Tổng công ty
Tổng công ty giấy Việt Nam luôn là doanh nghiệp nằm trong top đầu về năng suất sản xuất cũng như năng lực của máy móc thiết bị. Hiện tại, hệ thống dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc của Tổng công ty được bố trí khép kín và liên tục từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế biến đến sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng. Hệ thống trang thiết bị của Tổng công ty hiện tại như sau:
80
Bảng 3.23: Năng lực máy móc thiết bị của Tổng công ty giấy Việt Nam
Nhóm thiết bị Tên máy móc thiết bị Công suất Số lượng
Máy móc thiết bị chuẩn bị nguyên liệu
Máy cắt nguyên liệu 10 tấn/giờ 2 Nồi nấu bột hình cầu 60m3/nồi 7 Máy nghiền kiểu Hà Lan 72m3/máy 16 Máy nghiền đĩa kép Ø 380 4 tấn bột/giờ 4 Máy nghiền đĩa kép Ø 450 8 tấn bột/giờ 5 Máy đánh tơi thuỷ lực 1,5m3/máy 3 Máy đánh tơi ly tâm có đĩa nghiền 12 tấn/giờ 3 Máy rửa bột kiểu lô lọc 100m3 5
Máy móc, thiết bị sản xuất
Máy sang cuộn GVS và khăn ăn 40 tấn/năm 2 Máy xếp giấu Tissue 10 tấn/năm 1 Máy gập giấy khăn ăn 1,3 tấn/năm 3 Máy chia sang cuộn 80 tấn/năm 4 Máy xén giấy 5500 tấn/năm 5 Thiết bị năng
lượng, động lực
Trạm bơm nước 1000 m3/giờ 3 Trạm biến áp 1440KVA 3 Hệ thống lò hơi đốt than 11 tấn hơi/giờ 3 Dây chuyền
chuẩn bị bột giấy với CN
tái chế
Dây chuyền SX bột giấy OCC 400 tấn/năm 1 Dây chuyền SX bột giấy MW 200 tấn/năm 1 Dây chuyền SX bột giấy DIP
150 tấn/năm 1
Hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ EIMCO 17.000 m3/ngày 1
Nguồn: Tổng công ty giấy Việt Nam
Nhìn chung, hệ thống máy móc, thiết bị, năng lực sản xuất của Tổng công ty giấy Việt Nam đã được đầu tư đồng bộ từ trang thiết bị chuẩn bị nguyên liệu đến hệ thống máy móc xử lý nước thải. Trong đó, hệ thống xử lý nước thải tại Tổng công ty được áp ứng công nghệ tiến tiến của EIMCO, cho phép tái sử dụng đến 90% lượng nước thải từ sản xuất và giảm thiểu chi phí vận hành do tiết kiệm được lượng tiêu thụ điện, hóa chất sử dụng và nhân công. Đồng thời chất lượng nước thải sau khi vào hệ thống xử lý vi sinh thải ra môi trường hoàn toàn đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng nước thải theo Quy chuẩn xả thải của ngành sản xuất giấy QCVN 12-
81
MT:2015/BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 6 năm 2015 theo thông tư số 12/2015/TT-BTNMT. Đây là yếu tố tạo nên thương hiệu, uy tin của Vinapaco đối với khách hàng và thị trường, giúp Tổng công ty cung ứng ra thị trường những sản phẩm an toàn đối với người tiêu dùng và môi trường, giúp đẩy mạnh phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty.
Tuy nhiên, sau nhiều năm vận hành, hầu hết hệ thống máy móc thiết bị đã cũ, công nghệ lạc hậu. Ngoài hệ thống xử lý nước thải được đầu tư từ năm 2015 thì hầu hết các thiết bị của Tổng công ty đều được đầu tư từ năm 2005. Với công nghệ cũ gây tiêu hao nhiều năng lực khiến mức chi phí sản xuất hàng năm tại Tổng công ty còn cao, trong khi đó dưới áp lực cạnh tranh Tổng công ty lại phải liên tục giảm giá bán sản phẩm. Những điều này tạo ra rất nhiều khó khăn và thách thức đối với Tổng công ty trong hoạt động phát triển kinh doanh cũng như phát triển thị trường tiêu thụ.
3.3.2.2. Nguồn lực con người của Tổng công ty
Hầu hết số lao động làm việc trong tổng công ty Giấy Việt Nam đều được qua đào tạo, tuy nhiên còn một lượng không nhỏ lao động có chuyên môn kém hoặc không có chuyên môn kỹ thuật tập trung ở các công ty lâm nghiệp do những lao động này làm chủ yếu dựa trên kinh nghiệm mà chưa được qua đào tạo chính thức. Tuy vậy số lao động có chuyên môn, tay nghề tại tổng công ty nếu như trước đây được đánh giá cao thì hiện nay khi công nghệ ngày càng phát triển tiên tiến hơn, những tiến bộ của khoa học công nghệ cùng với phương pháp sản xuất mới, thì trình độ lao động đã trở nên lạc hậu, không phù hợp. Trình độ lao động tại Tổng công ty như sau:
82
Bảng 3.24: Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực tại Tổng công ty
Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Số người Tỷ trọng Số người Tỷ trọng Số người Tỷ trọng 1.Lao động trực tiếp 1600 78.93 1741 75.83 1674 73.29 1.1 Bậc 6/6 và 7/7 334 20.88 381 21.88 381 22.76 1.2 Bậc 4/7 và 5/7 972 60.75 1085 62.32 1085 64.82 1.3 Bậc 2/7 và 3/7 294 18.38 275 15.79 208 12.45
2. Lao động gián tiếp 427 21.07 445 19.38 610 26.71
2.1 Đại học 230 53.86 270 60.67 270 44.26
2.2 Cao đẳng 12 2.81 12 2.69 125 20.49
2.3 Trung cấp 185 43.32 273 61.34 215 35.26
Tổng 2027 2296 2284
Nguồn: Phòng tổ chức lao động Tổng công ty giấy Việt Nam
Nhìn chung qua các năm Tổng công ty GIấy Việt Nam không có sự biến động nhiều về tình hình lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Tỷ trọng lao động gián tiếp trung bình khoảng 75% - 80%, còn tỷ trọng lao động trực tiếp khoảng 20% - 25%, có thể chấp nhận được.
Trong cơ cấu lao động trực tiếp, tỷ trọng của lao động có trình độ chuyên môn bậc 6, bậc 7 ngày càng cao qua các năm, tuy nhiên thì điều này cũng còn phụ thuộc vào số lượng công nhân từng năm. Mức trình độ chuyên môn của người lao động ở bậc 4, bậc 5 chiếm chủ yếu trong Tổng công ty và có tỷ trọng khá cao (trên 60%). Tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn bậc 3/7 và 2/7 giảm dần qua các năm, còn bậc 6/7 và 7/7 tăng dần qua các năm, đây là một dấu hiệu tốt.
Trong cơ cấu lao động gián tiếp, trình độ của người lao động chủ ở mức trung cấp khá cao, tuy nhiên qua các năm tỷ trọng này giảm dần, và hơn nữa số lao động này cũng được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Đây là những điểm tích cực giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, góp phần phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
83
3.3.2.3. Nguồn lực tài chính của Tổng công ty
Giai đoạn 2017-2019, tình hình tài chính của Tổng công ty giấy Việt Nam có nhiều biến động. Để đánh giá cụ thể tình hình tài chính của Tổng công ty, tác giả phân