Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty từ tháng 4/2012-12/2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK tại công ty TNHH on semiconductor việt nam (Trang 44 - 50)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO

2.2 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH ON Semiconductor

2.2.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty từ tháng 4/2012-12/2014

12/2014

Từ tháng 4/2012 đến tháng 12/2014, hoạt động nhập khẩu của Công ty diễn ra rất sôi nổi, thể hiện qua bảng 2.1:

Bảng 2.1: Thống kê số lượng lô hàng nhập khẩu từ tháng 4/2012-12/2014 Năm 2012 2013 2014 Tổng cộng Mặt hàng NVL 227 1446 3226 4899 CCDC, PTTT 117 795 1689 2601 TSCĐ 178 186 146 510 Tạm nhập 0 14 6 20 Tái nhập 0 22 1 23 Tổng cộng 522 2463 5068 8053

Nguồn: Bộ phận XNK của Công ty

Nhập khẩu nguyên vật liệu:

Các nguyên liệu dùng trong sản xuất được đối tác gửi về để gia công gồm có: Bảng mạch, bóng bán dẫn, dây nhơm, điện trở, tụ điện, kem hàn….Công ty không phải trả tiền cho những nguyên vật liệu này. Những loại nguyên vật liệu này thường nhỏ và nhẹ nhưng có giá trị rất lớn và mỗi loại có những những điều kiện bảo quản khác nhau. Số lượng lô hàng nhập khẩu tang mạnh qua các năm.

Nhập khẩu phụ tùng thay thế (PTTT), công cụ dụng cụ (CCDC), các loại hóa chất dùng trong cơng đoạn xi mạ:

Phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ được dùng cho các máy móc thiết bị của Cơng ty. Công ty thường mua hàng với giá FCA, EXW, FOB để tiết kiệm chi phí khi vận chuyển hàng hóa, bởi vì Cơng ty mẹ đã ký kết hợp đồng với các nhà vận chuyển như FedEx, UPS, DHL Express, DHL Global Forwarding, Schenker, Dimerco….với giá vận chuyển ưu đãi.

Nhập khẩu máy móc thiết bị tạo tài sản cố định:

Cơng ty có đầu tư mua máy móc thiết bị tạo tài sản cố định. Những máy móc dùng cho sản xuất linh kiện bán dẫn giá rất cao, việc vận chuyển cũng phải hết sức cẩn thận. Cơng ty cũng thường mua các máy móc thiết bị này với giá FCA, EXW, FOB.

Tạm nhập máy móc thiết bị:

Có một số máy móc thiết bị mà đối tác cho Cơng ty mượn trong một khoảng thời gian để phục vụ sản xuất, sau đó sẽ phải trả lại cho đối tác. Trường hợp khác là Công ty ký hợp đồng thuê máy trong vịng 2-3 năm. Lượng máy móc thiết bị tạm

nhập không nhiều, 20 lô từ tháng 4/2012-12/2014.

Tái nhập máy móc thiết bị:

Trường hợp một bộ phận nào đó của máy bị hư cần mang ra nước ngoài để sửa chữa, sau khi sửa xong thì tái nhập lại. Lượng máy móc thiết bị tái nhập cũng không nhiều, 23 lô hàng từ tháng 4/2012-12/2014.

Nguồn: Bộ phận XNK của Công ty

Hình 2.5: Tình hình sử dụng các loại phương tiện vận chuyển hàng hóa cho hàng nhập khẩu từ tháng 4/2012 - 12/2014

Qua hình 2.5 ta thấy 47% lơ hàng nhập khẩu được vận chuyển bằng đường chuyển phát nhanh, 36% lô hàng nhập khẩu được vận chuyển bằng đường bộ (mua nội địa). Đường hàng không chiếm 12%, đường biển 4%, kho ngoại quan 1%.

Vận chuyển bằng đường chuyển phát nhanh đối với những lô hàng nhỏ, lẻ là rất phù hợp. Đối với những lơ hàng hóa thơng thường thì nên vận chuyển bằng đường biển để tiết kiệm chi phí, thực tế tại Cơng ty thì đối với những loại hàng hóa

đường hàng không để vận chuyển, nguyên nhân là do chưa theo dõi sát sao lượng

nguyên liệu tồn kho nên xảy ra tình trạng hết hàng tồn kho mới đặt hàng vì thế phải vận chuyển bằng đường hàng khơng để kịp thời đáp ứng sản xuất. Mặt khác, bộ

phận kho chưa được truyền tải về thời gian vận chuyển bằng đường biển nên chưa lên được kế hoạch đặt hàng hợp lý.

Việc mua hàng từ nội địa sẽ cung cấp kịp thời hàng hóa đến Cơng ty và tiết kiệm chi phí vận chuyển. Việc mua hàng nội địa chiếm 36% trong tổng số lô hàng nhập của Công ty.

Việc nhập hàng từ kho ngoại quan cũng rất tiện lợi cho Công ty để tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển, tuy nhiên hiện tại chỉ có 2 nhà cung cấp gửi hàng tại kho ngoại quan.

Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động nhập khẩu: Thuận lợi:

 Các nhà cung cấp của Cơng ty đáng tin cậy, có uy tín và thương hiệu trên thế giới.

 Nhân viên tiếp thu công vệc nhanh.  Cơ sở vật chất Công ty rất tốt.

 Môi trường làm việc năng động, linh hoạt.

Khó khăn:

- Ngành nghề kinh doanh còn mới mẻ.

- Các bộ phận có liên quan đến hoạt động XNK của Công ty chưa phối hợp ăn khớp nhịp nhàng với nhau trong cơng việc.

- Quy trình làm việc chưa hoàn thiện, thường xảy ra những mâu thuẫn. - Khả năng ngoại ngữ của nhân viên còn hạn chế.

- Công ty mới đi vào hoạt động nên thường có những vấn đề mới phát sinh. - Có một số mặt hàng khơng tìm mua được tại thị trường nội địa.

2.2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty từ tháng 4/2012-

12/2014

Hoạt động xuất khẩu của Cơng ty gồm có:

Xuất khẩu linh kiện bán dẫn: sau khi nhập nguyên vật liệu về, Công ty tiến

hành sản xuất, sản phẩm cuối cùng của Công ty sản xuất ra là các linh kiện bán dẫn (xem phụ lục 1: Hình ảnh các sản phẩm của Cơng ty)

Xuất phế liệu: theo quy định của tập đoàn những phế liệu thải ra trong quá

trình sản xuất phải xuất về Trung tâm tái chế của tập đoàn.

Xuất hàng phi mậu dịch: Công ty gửi hàng mẫu đến khách hàng.

Tạm xuất: có một số thiết bị phải mang ra nước ngoài để sửa chữa, sau đó

tái nhập lại.

Tái xuất: Khi thiết bị thuê mướn hết hạn tạm nhập, thì phải làm thủ tục tái

xuất.

Bảng 2.2: Thống kê số lượng lô hàng xuất khẩu 4/2012-12/2014

Năm

2012 2013 2014 Tổng cộng

Mặt hàng

Linh kiện bán dẫn 198 402 1059 1659

Phế liệu 9 12 15 36

Xuất hàng phi mậu dịch 97 374 426 897

Tạm xuất 0 22 118 140

Tái xuất 0 15 11 26

Tổng cộng 304 825 1629 2758

Nguồn: Bộ phận XNK của Công ty

Qua số liệu ở bảng 2.2, ta thấy số lượng lô hàng xuất gia tăng theo từng năm cũng như từng mặt hàng, đặc biệt trong năm 2014 số lượng hàng tang mạnh. Riêng

đối với hàng phế liệu thì định kỳ một tháng xuất một lần. Hoạt động xuất khẩu của

Công ty tương đối đơn giản, chủ yếu là xuất linh kiện bán dẫn, kim ngạch xuất khẩu của Công ty được thể hiện qua hình sau:

Nguồn: Bộ phận XNK của Cơng ty

Hình 2.6: Tình hình sử dụng các loại phương tiện vận chuyển hàng hóa cho hàng xuất khẩu từ tháng 4/2012 - 12/2014

Hàng hóa xuất khẩu của Cơng ty có giá trị lớn và cần được bảo quản và vận chuyển thật nhanh đến trung tâm phân phối ở Singapore, vì thế tất cả các lơ hàng

đều phải được vận chuyển bằng đường chuyển phát nhanh và đường hàng không.

Như ta nhận thấy, 45% lô hàng xuất khẩu được vận chuyển bằng đường chuyển

phát nhanh và 42% lô hàng xuất khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không.

12% lô hàng được vận chuyển bằng đường bộ là do trong năm 2012 Công ty thực hiện gia công cho Công ty TNHH Sanyo Semiconductor Việt Nam (SSV) nên hàng hóa được vận chuyển bằng xe tải đến SSV. Đến năm 2013, Cơng ty khơng cịn gia cơng cho SSV nữa thì tất cả hàng hóa xuất khẩu đều được vận chuyển bằng chuyển phát nhanh và đường hàng không. 1% lô hàng được vận chuyển bằng đưởng biển,

đó là những lơ hàng xuất bán phế liệu hàng tháng của Công ty.

Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động xuất khẩu Thuận lợi:

 Hàng hóa được chỉ định chỉ xuất đến một trung tâm phân phối ở Singapore, không phải xuất đến các nơi khác.

 Cước phí vận chuyển và việc lựa chọn nhà vận chuyển tối ưu đã được tập đồn chỉ định.

Khó khăn:

- Thường xun xảy ra tình trạng máy móc hư hỏng, khơng có đủ nguyên liệu

để sản xuất làm ảnh hưởng đến kế hoạch xuất hàng của Công ty.

- Việc kiểm tra hàng hóa chưa tốt dẫn đến một số lơ hàng xuất đi rồi nhưng sau đó bị trả lại để sửa chữa.

- Việc đóng gói và bảo quản hàng hóa phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định, vì thế mỗi khi lơ hàng bị hải quan kiểm tra thực tế thì mất rất nhiều thời gian

có khi dẫn đến trễ chuyến bay khơng xuất kịp trong ngày.

2.3 Thực trạng kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK tại Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK tại công ty TNHH on semiconductor việt nam (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)