Quy trình nhận P/O được trích từ quy trình XNK của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK tại công ty TNHH on semiconductor việt nam (Trang 85 - 94)

P/O được gửi tự động đến nhà cung cấp, mặc dù nhân viên phụ trách đã có

bước email liên lạc về P/O nhưng số lượng P/O khá nhiều, nếu nhân viên khơng có bước rà sốt lại các P/O đã liên lạc với nhà cung cấp thì chắc chắn rủi ro nhà cung cấp bỏ sót đơn hàng của Công ty sẽ xảy ra, đối với những đơn hàng là phụ tùng thay thế hoặc nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sẽ mang lại những tổn thất lớn cho Cơng ty. Vì thế, bộ phận mua hàng cần có bước rà sốt lại tình trạng các đơn hàng theo định kỳ hàng tuần để đảm bảo các đơn hàng Công ty gửi đi được nhà cung cấp nhận biết và xác nhận thời gian giao hàng.

+ Trong tổ chức thực hiện hợp đồng XNK: có 3 rủi ro RR12, RR14, RR15 thuộc nhóm I; RR17, RR18 thuộc nhóm II. Đối với RR12, RR14: Khai báo sai định mức, tỷ lệ hao hụt. Nguyên nhân một phần do sự bất cẩn của nhân viên và một phần do hệ thống dữ liệu định mức của Công ty chưa chính xác, vì thế Cơng ty cần rà sốt lại tất cả các dữ liệu định mức cho các sản phẩm của Công ty, cập nhật lên hệ thống

để các nhân viên có thể đăng ký lại định mức đúng với cơ quan hải quan, tránh bị

chênh lệch âm, chênh lệch dương quá nhiều giữa báo cáo hải quan và báo cáo tồn kho thực tế của Công ty. Kế hoạch này sẽ làm giảm tổn thất khi RR14 (hải quan tiến hành kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp) xảy ra. Đối với RR15: Công ty bị phạt vi phạm hành chính. Các vi phạm doanh nghiệp thường bị phạt là: khai báo sai so với thực tế; bổ sung, sửa đổi tờ khai hải quan sau 60 ngày; nộp báo cáo thanh khoản trễ; điều chỉnh định mức sau khi nộp báo cáo thanh khoản… Đối với RR17: Thất lạc hàng hóa xuất khẩu. Nguyên nhân do nhà vận chuyển làm mất hàng. Đối

với 2 rủi ro này, cần có kế hoạch/ quy trình báo cáo tình trạng cơng việc theo định kỳ để có thể phát hiện các sự cố và xử lý kịp thời, tránh bị phạt vi phạm hành chính.

Đối với RR18: Giao nhận nhầm hàng. Do Công ty mở rộng sản xuất, khối lượng

hàng hóa nhiều, việc xuất hàng và nhập hàng chỉ qua một cửa, việc này sẽ rất dễ khiến rủi ro này xảy ra. Cơng ty cần có kế hoạch mở rộng diện tích kho, thiết kế lại kho, thuê kho ngoài … để có thể phù hợp với quy mơ sản xuất của Công ty ngăn ngừa được rủi ro xảy ra.

Dự kiến kết quả đạt được:

- Tần suất xuất hiện và những thiệt hại tổn thất do rủi ro mang lại sẽ giảm

đáng kể.

- Chọn được nhà cung cấp uy tín, đáp ứng các yêu cầu của Công ty.

- Các đơn hàng được theo dõi sát sao với nhà ucng cấp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất.

- Số trường hợp/ số lần Công ty bị phạt vi phạm hàn chính sẽ giảm đáng kể. - Giảm thiểu khá nhiều tổn thất khi rủi ro hải quan kiểm tra sau thơng quan. - Hàng hóa được giao đúng và đủ cho nhà vận chuyển.

3.2.3 Nâng cao khả năng ngoại ngữ, trình độ chun mơn và kiến thức về hàng hóa của Cơng ty cho nhân viên hàng hóa của Cơng ty cho nhân viên

Căn cứ để chọn giải pháp:

- Giải pháp này có thể ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất cho RR1, RR5, RR7, RR8, RR12 đã, đang và sẽ xảy ra trong hoạt động XNK của Công ty. Trong số những rủi ro này có RR1 và RR12 thuộc nhóm I, RR8 thuộc nhóm III. - Mức độ ưu tiên số 1

- Ban lãnh đạo Công ty tán thành và cho rằng giải pháp này cần phải được

thực hiện tại Công ty

Điều kiện áp dụng:

- Ban lãnh đạo khuyến khích và khởi xướng việc trau dồi khả năng ngoại ngữ cho nhân viên.

- Kinh phí cho các lớp học ngoại ngữ

Cách thực hiện:

Nâng cao khả năng ngoại ngữ: hiện tại các nhân viên có thể email liên lạc bằng tiếng Anh, nhưng khả năng nói và nghe Tiếng Anh chưa tốt, vì thế Cơng ty nên tiếp tục có chương trình đào tạo bồi dưỡng thêm cho nhân viên về kỹ năng nghe và nói Tiếng Anh. Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho nhân viên bằng cách trau dồi kiến thức về incoterms, về các phương thức vận chuyển và các kiến thức liên quan đến sản phẩm để nhân viên có thể nắm rõ cơng việc, yêu cầu nhân

viên tìm hiểu các quy định về XNK hàng hóa của DNCX, các thơng tư liên quan

đến lĩnh vực XNK, các chương trình kế hoạch của hải quan trong tương lai để có

những bước chuẩn bị tránh làm chậm tiến độ XNK của Công ty.

Trưởng bộ phận nên quan sát và giúp nhân viên nâng cao các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề. Trong quá trình quan sát và

nghiên cứu nhận thấy có nhiều trường hợp các bộ phận giao tiếp với nhau không hiệu quả, điều này ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc của Công ty. Đào tạo, huấn luyện nhân viên một số kỹ năng thiết thực trong công việc như kỹ năng sử dụng các phần mềm tiện ích trên vi tính, sử dụng hộp mail hiệu quả, sử dụng các thiết bị hội họp và các thiết bị văn phòng hiệu quả, góp phần gia tăng hiệu quả làm việc của các nhân viên. Truyền đạt kiến thức cơ bản về sản phẩm và dây chuyền sản xuất của Công ty. Khi đã hiểu về sản phẩm và quy trình sản xuất, nhân viên bộ phận mua hàng có thể đàm phán và mua được sản phẩm phù hợp yêu cầu của Cơng ty, nhân viên bộ phận XNK có thể tiến hành khai báo đúng mơ tả hàng hóa giúp cho hoạt động XNK được nhanh chóng, nhân viên bộ phận kho sẽ ý thức và tuân thủ

đúng theo các điều kiện bảo quản của sản phẩm.Cơng ty có thể tổ chức các giờ giới

thiệu về sản phẩm và quy trình sản xuất, dẫn các nhân viên vào trong khu vực sản xuất và khu vực kho nguyên vật liệu tham quan nhìn tận mắt sản phẩm và các thiết bị máy móc của Cơng ty.

- Khả năng ngoại ngữ của nhân viên được cải thiện. - Làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

- Giảm đáng kể khả năng xuất hiện rủi ro và ngăn ngửa, giảm thiểu được tổn thất

3.2 Kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với Tổng Cục Hải Quan

Tổng Cục Hải Quan cần xem xét tính khả thi và thời điểm áp dụng chính thức của các thơng tư mới được ban hành, có trường hợp Thông tư được ban hành nhưng khi áp dụng thực tế thì gặp khó khăn vướng mắc khơng thể thực hiện được làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp. Trường hợp cụ thể là Thông tư số: 07/2012/TT-BCT ngày 04/04/2012 của Bộ Công Thương về việc quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng.

Tổng Cục Hải Quan nên có văn bản hướng dẫn việc áp dụng các chỉ thị đột

xuất (nếu có) để tránh việc các cán bộ hải quan hiểu sai lệch các chỉ thị, có những quyết định dừng thơng quan đột xuất hàng hóa của doanh nghiệp. Trường hợp cụ thể là chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 09/08/2013.

Trong thời gian sắp tới, Bộ tài Chính sẽ ban hành thơng tư mới quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Thơng tư này sẽ có những thay

đổi lớn về việc kiểm tra giám sát hải quan và các thủ tục hải quan, vì thế Tổng Cục

Hải Quan nên triển khai những chương trình triển khai hướng dẫn doanh nghiệp về thông tư mới này.

3.3.2 Kiến nghị đối với Cơng ty

Rủi ro đến từ mọi phía, từ mọi quy trình, con người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua việc nghiên cứu và bàn hỏi đến những chuyên gia trong lĩnh vực XNK, và dựa vào tình hình thực tế tại Công ty, tác giả đã

đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK

của Công ty. Tuy nhiên, để những giải pháp kiểm soát rủi ro này được thực hiện triệt để, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

 Khi hoạt động sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam, Công ty cần phải nắm rõ các quy định có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, trong đó

một phần khơng thể bỏ qua là các quy định liên quan đến việc quản lý của cơ quan hải quan.

 Công ty cần chú ý đến việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, từ đó có thể kiểm sốt được các rủi ro đã đang và sẽ xảy ra. Để làm được điều này Công ty cần tuyên truyền về quản trị rủi ro trong tổ chức, giúp nhân viên ý thức

được việc quản trị rủi ro và sẵn sằng tham gia thực hiện các chương trình

hành động kiểm soát rủi ro.

 Ý thức về kiểm soát rủi ro phải được nằm trong văn hoá tổ chức của Công ty.  Công ty cần có bộ phận quản trị rủi ro để thường xuyên theo dõi việc thực

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong năm 2014, tập đồn ON Semiconductor đóng cửa nhà máy Sanyo

Semiconductor Việt Nam, trụ sở đặt tại KCX Tân Thuận và chuyển giao tồn bộ

dây chuyền cơng nghệ, máy móc thiết bị và đơn hàng sang cho Cơng ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam. Công ty sẽ sản xuất các linh kiện phục vụ cho ngành cơng nghiệp ơ-tơ vì thế Cơng ty đang phấn đấu hồn thiện quy trình xản xuất để đạt

được giấy chứng nhận ISO/TS 16949 đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Công ty

cũng đang ráo riết hoàn thiện các thủ tục hồ sơ để đạt được giấy chứng nhận ISO

14001:2008

Dựa vào việc việc nhận dạng, phân tích, đo lường những rủi ro xảy ra và thực trạng kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK tại chương 2, dựa vào tình hình thực tế tại Công ty, tác giả đã đề xuất 3 giải pháp kiểm soát rủi ro trong các khâu của hoạt

động XNK của Công ty, đặc biệt tập trung vào các rủi ro thuộc nhóm I, II, và III là

những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất hiện cao. Các giải pháp

được đề xuất là những giải pháp nhằm ngăn ngừa tổn thất và giảm thiểu tổn thất. Cụ

thể là: tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo nhân viên phòng chống rủi ro; Xây dựng

và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa những rủi ro đã đang và sẽ xảy ra cho Cơng ty; Đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ cho cán bộ đàm phán, đặc biệt là khả

năng ngoại ngữ.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị đối với Tổng cục hải quan và kiến nghị đối với Công ty. Đối với Tổng cục hải quan, kiến nghị Tổng Cục nên có các văn bản hướng dẫn thống nhất gửi đến các chi cục hải quan và doanh nghiệp,

tránh trường hợp áp dụng chồng chéo các văn bản và thơng tư. Ngồi ra, Tổng cục nên nghiên cứu sửa đổi một số điểm trong các Thông tư sao cho phù hợp với thực tế.

Đối với Công ty, Công ty cần phải nắm rõ các quy định có liên quan đến lĩnh vực

hoạt động của doanh nghiệp, các hoạt động kiểm soát rủi ro chỉ có thể thực hiện được tốt nếu có sự chấp thuận và khuyến khích từ Ban Giám Đốc. Ý thức về kiểm

PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được của đề tài

Trong hoạt động XNK của Cơng ty, có rất nhiều loại rủi ro có thể xảy ra trong

đàm phán hợp đồng ngoại thương, trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng XNK

và trong soạn thảo, ký kết hợp đồng. Mặc dù Công ty đã đầu tư các nguồn lực như nhân sự, phần mềm quản lý, mua bảo hiểm cho hàng hố, chọn nhà vận chuyển uy tín giá cả cạnh tranh…nhưng qua kết quả điều tra đã phát sinh một số loại rủi ro khác. Có những rủi ro mang lại hậu quả khơng đáng kể, có những rủi ro mang lại hậu quả nghiêm trọng, cũng có những rủi ro có thể né tránh được và cũng có những loại rủi ro không thể né tránh được. Hiện tại, có một số biện pháp kiểm sốt rủi ro chưa được thực hiện triệt để bằng chứng là số lần xảy ra rủi đó khơng giảm bớt. Qua nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, tác giả đã tiến hành phân tích tổng hợp, tư duy và tham khảo các ý kiến của chuyên gia, từ đó tác giả đã đề xuất được các giải pháp

nhằm giúp tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam. Tuy nhiên để các giải pháp này được thực hiện triệt để thì điều tiên quyết là Ban lãnh đạo Công ty phải nhận thức được tầm

quan của việc kiểm sốt rủi ro, bởi vì ngun nhân sâu xa để các biện pháp kiểm soát rủi ro chưa được thực hiện triệt để là do sự nhận thức của chính lãnh đạo cao nhất trong cơng ty và sự chuyển tải các nhận thức đó đến tồn bộ cấp quản lý bên dưới. Để tồn tại và phát triển bền vững, Công ty phải đặc biệt quan tâm đến các hoạt

động kiểm soát rủi ro, tuy nhiên nếu một chiến lược hay chương trình hoạt động được đưa ra mà không nhận được sự hưởng ứng và nhất trí của tồn thể cơng nhân

viên thì hoạt động kiểm sốt rủi ro cũng khơng thể thành cơng. Vì thế, Công ty cần quảng bá tuyên truyền về kiểm sốt rủi ro cho tồn thể cơng nhân viên, phải làm sao khiến việc kiểm soát rủi ro thấm sâu vào ý thức của mỗi nhân viên, và là một phần cốt lõi trong văn hoá tổ chức.

những giải pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả, chẳng hạn như số liệu theo dõi nguyên vật liệu nhập –xuất- tồn của Công ty so với số liệu cơ quan hải quan theo dõi khơng thể nào khớp nhau hồn tồn, mà theo pháp luật quy định nếu có sự chêch lệch thì doanh nghiệp phải giải trình và đóng thuế cho phần chêch lệch này. Như vậy, một khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị truy thu thuế cho sự chêch lệch âm và dương, số tiền

đóng thuế sẽ rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng và tài chính của Cơng

ty. Tại đây, có thể mở ra một hướng nghiên cứu mới về pháp luật hải quan đã theo kịp sự phát triển của thực tế hay chưa? Liệu rằng cịn có điều khoản nào của thơng tư gây khó khăn, phiền hà cho các doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện quyền xuất nhập khẩu của mình?

2. Những hạn chế của đề tài

Do thời gian hạn chế, tác giả chưa tiến hành khảo sát được những rủi ro đã,

đang và sẽ xảy ra tại một số doanh nghiệp chế xuất khác để có thể bổ sung liệt kê

nhiều hơn các rủi ro trong hoạt động XNK. Do Công ty TNHH ON Semiconductor là doanh nghiệp mới thành lập vì thế các loại rủi ro có thể cịn chưa xảy ra và nhận biết được hết, vì thế việc khảo sát, tham khảo thêm những doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm là điều rất cần thiết.

Phạm vi nghiên cứu chỉ gói gọn trong hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty gồm 4 bộ phận chính liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu vì thế với

quy mơ khảo sát nghiên cứu tương đối nhỏ nên tác giả chỉ sử dụng những phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK tại công ty TNHH on semiconductor việt nam (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)