Trong đó:
Tần suất xuất hiện của rủi ro là số lần xảy ra tổn thất hay khả năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối với tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định (thường là năm, quý, tháng…)
Mức độ nghiêm trọng của rủi ro đo bằng những tổn thất, mất mát, nguy
hiểm…
Ô I tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất xuất hiện cao.
Ô II tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao, nhưng tần suất xuất hiện thấp. Ô III tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp nhưng tần suất xuất hiện cao. Ô IV gồm những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp và tần suất xuất hiện cũng thấp.
Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro đối với tổ chức người ta sử dụng cả
2 tiêu chí: mức độ tổn thất nghiêm trọng và tần suất xuất hiện, trong đó mức độ tổn thất nghiêm trọng đóng vai trị quyết định. Vì vậy, sau khi đo lường, phân loại các
rủi ro sẽ tập trung tăng cường kiểm soát những rủi ro thuộc nhóm I, sau đó đến
nhóm II, III, IV.
1.2.4 Kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK 1.2.4.1 Khái niệm
Kiểm soát rủi ro bao gồm các kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những chương trình cố gắng né tránh, đề phịng, và hạn chế hay nói một cách khác là kiểm soát tần suất và độ lớn của những tổn thất và ảnh hưởng không mong muốn khác của rủi ro. Mặt khác, kiểm sốt rủi ro cịn bao gồm cả những phương pháp hoàn thiện các kiến thức và sự hiểu biết trong hành vi của tổ chức có tác động đến rủi ro ( Nguyễn Quang Thu, 2008)
1.2.4.2 Các cơng cụ và kỹ thuật kiểm sốt rủi ro
Người ta nói kiểm sốt rủi ro là một “nghệ thuật” bởi nó ln địi hỏi phải sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo. Mỗi tổ chức có thể gặp những loại rủi ro khác nhau và tùy thuộc vào hồn cảnh cụ thể của mình họ cũng có những cách khác nhau để phịng tránh rủi ro. Các biện pháp kiểm soát rủi ro được chia thành các nhóm sau:
- Các biện pháp né tránh rủi ro - Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất - Các biện pháp giảm thiểu tổn thất - Các biện pháp chuyển giao rủi ro - Các biện pháp đa dạng rủi ro
a) Các biện pháp né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân
làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể có. Để né tránh rủi ro có thể sử dụng một trong hai biện pháp:
Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra. Ví dụ: Trước khi ký một
hợp đồng nhập khẩu có giá trị lớn, với những điều kiện và điều khoản thuận lợi cho nhà nhập khẩu, cụ thể: chất lượng hàng hoá tốt, giá cả phải chăng, phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng, số lượng hàng giao… đều phù hợp với mong muốn của nhà nhập khẩu, nhưng qua nguồn tin đáng tin cậy, nhà nhập khẩu biết được nhà
xuất khẩu có tình trạng tài chính rất xấu, có những dấu hiệu lừa đảo. Nhà nhập khẩu quyết định khơng ký hợp đồng với nhà xuất khẩu đó nữa, mà đi tìm đối tác khác.
Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro. Ví dụ: Một
hợp đồng xuất khẩu được ký kết với điều kiện giá cả và phương thức thanh toán rất thuận lợi cho nhà xuất khẩu bù lại đòi hỏi hàng hoá chất lượng tốt, đặc biệt số lượng giao hàng lớn, thời hạn giao hàng gấp và phải giao đúng hạn, nếu trễ sẽ bị phạt nặng. Trong khi đó năng lực sản xuất của nhà xuất khẩu có hạn, khó có thể thực hiện được
điều kiện đặt ra. Biện pháp né tránh rủi ro có thể sử dụng: trang bị thêm máy móc,
tổ chức làm thêm giờ, đặt hàng cho các cơ sở sản xuất khác có khả năng sản xuất
được hàng hố phù hợp yêu cầu chất lượng của hợp đồng,…
Đối với rủi ro trong đàm phán hợp đồng ngoại thương: để phòng ngừa rủi ro
trong khâu đàm phán cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: thông tin, năng lực, thời gian, địa điểm, chiến lược đàm phán…, cần thực hiện tốt tất cả các bước của quá trình đàm phán: chuẩn bị - tiếp xúc – đàm phán – kết thúc đàm phán – rút kinh
nghiệm.
Đối với rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng: cần chuẩn bị đàm phán và
đàm phán thật tốt. Ra sức nâng cao thế và lực của doanh nghiệp. Khơng ngừng nâng
cao trình độ chun mơn-nghiệp vụ-ngoại ngữ… cho cán bộ lãnh đạo XNK, cán bộ
đàm phán, đặc biệt là kiến thức về hợp đồng ngoại thương.
Đối với rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng XNK: soạn thảo,
ký kết hợp đồng chặt chẽ, tránh những sơ hở. Tổ chức thực hiện hợp đồng khoa học. Nắm vững luật lệ, chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước về XNK. Đào tạo
đội ngũ nhân viên năng động sáng tạo, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ ngoại thương,
giỏi ngoại ngữ.
b) Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất
Ngăn ngừa tổn thất là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại. Nhóm biện pháp ngăn
Các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy hiểm ngăn ngừa tổn thất. Ví dụ: trong q trình vận chuyển hàng hố XNK, phương tiện vận tải có thể bị mắc cạn, chìm, lất, đâm va vào các vật thể khác… gây tổn thất lớn cho hàng hố. Biện pháp phịng ngừa : Mua bảo hiểm cho hàng hoá.
Hay, kho hàng hoá của Cơng ty ở vùng lũ, mùa nước lớn kho có thể bị ngập, làm hư hỏng hàng hoá. Biện pháp phòng ngừa: di dời kho hàng ra khỏi vùng ngập lụt, hoặc tôn cao nền kho để không bị ngập nước.
Các biện pháp tập trung tác động vào môi trường rủi ro. Ví dụ: trong q trình đàm phán hợp đồng ngoại thương, do cán bộ đàm phán còn non yếu, khơng có những hiểu biết cần thiết về mơi trường văn hố của nước đối tác, dẫn đến hành xử không đúng và gặp rủi ro. Biện pháp phịng ngừa: Đào tạo, huấn luyện, nâng cao
trình độ cho cán bộ đàm phán, đặc biệt là kiến thức về văn hóa và cách ứng xử. Hay, trong thanh toán bằng L/C (Letter of Credit), nếu ngân hàng phát hành L/C khơng có uy tín thì có thể gây rủi ro lớn cho nhà xuất khẩu. Biện pháp phòng ngừa: lựa chọn kỹ ngân hàng mở L/C - phải là ngân hàng có uy tín. Nếu khơng
được thì yêu cầu mở L/C có xác nhận bởi một ngân hàng có uy tín.
Khi vận chuyển hàng hố qua vùng có chiến sự hoặc có nguy cơ bùng nổ chiến tranh thì cần mua bảo hiểm rủi ro chiến tranh (war risk).
Các biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro. Ví dụ: Khi đến kinh doanh ở một thị trường mới, sẽ có thể gặp rất nhiều bỡ ngỡ, khó khăn; Biện pháp phịng ngừa: Thơng qua người trung gian thứ ba để tiếp cận thị trường, tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương…
Chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước thay đổi làm cho các nhà kinh doanh trong lĩnh vực này gặp rủi ro. Cách phòng ngừa: thường xuyên theo dõi, cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin về chính sách xuất nhập khẩu.
c) Các biện pháp giảm thiểu tổn thất
Đây là các biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro mang
Cứu vớt những tài sản còn sử dụng được. Ví dụ: Kho hàng bị cháy, người ta cố gắng dập lửa để cứu những tài sản chưa bị lửa thiêu huỷ. Hay, khi tàu chở hàng bị chìm người ta cố gắng vớt những hàng hố cịn trên tàu…
Chuyển nợ. Ví dụ: Khi một cơng ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho người
được bảo hiểm thì cơng ty bảo hiểm sẽ có cơ hội lấy lại tiền bồi thường từ bên thứ
ba (như: người bán, người chuyên chở…) trong vụ kiện.
Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phịng ngừa rủi ro. Ví dụ như: Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy; kế hoạch lập hệ thống thơng tin dự phịng; Tun truyền, huấn luyện, đào tạo nhân viên phòng chống rủi ro.
Dự phịng. Ví dụ: Lập các hệ thống máy móc, thiết bị, thơng tin.. dự phịng,
để phịng bị trong những tình huống bất trắc có thể xảy ra. Hay trong hoạt động
kinh doanh XNK, một khi nhà xuất khẩu xuất những lơ hàng lớn, nhưng vì nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan, phải chấp nhận thanh toán bằng TT (Telegraphic Transfer), nên có thể gặp rủi ro rất lớn. Để phòng ngừa rủi ro, nhà xuất khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu mở Stanby L/C.
Phân tán rủi ro. Ví dụ: Một doanh nghiệp xuất khẩu gạo, nếu chỉ biết tập trung kinh doanh một loại gạo duy nhất, thì có thể gặp rủi ro rất lớn, nhưng nếu doanh nghiệp đó biết rằng: mỗi một dân tộc hoặc vùng lãnh thổ sẽ có những thị hiếu tiêu dùng gạo khác nhau thì việc tìm hiểu đặc điểm thị hiếu tiêu dùng gạo của từng vùng cho phép các doanh nghiệp có thể đa dạng hoá sản phẩm để phân chia rủi ro trong quá trình kinh doanh.
d) Các biện pháp chuyển giao rủi ro
Chuyển giao rủi ro có thể thực hiện bằng cách:
- Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác/tổ chức khác; - Chuyển rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với người/tổ chức khác,
trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản cho
người nhận rủi ro. Ví dụ: Mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu.
Gần giống với kỹ thuật phân tán rủi ro, đa dạng hoá rủi ro thường được sử
dụng trong hoạt động của doanh nghiệp, như: đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá
mặt hàng, đa dạng hố khách hàng… để phịng chống rủi ro.
f) Tài trợ rủi ro
Rủi ro có rất nhiều loại, rủi ro có thể xuất hiện mọi lúc mọi nơi, do đó dù phịng bị kỹ đến đâu, dù kiểm soát rủi ro chặt chẽ cách nào thì cũng khơng thể né tránh, ngăn chặn hết tất cả mọi tổn thất. Người ta chỉ có thể giảm thiểu, ngăn chặn bớt chứ không thể né tránh, tiêu diệt hết những hậu quả xấu. Vậy khi tổn thất xảy ra thì trước hết cần theo dõi, giám định tổn thất, tiếp đó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp như sau:
Tự khắc phục rủi ro: (còn được gọi là lưu giữ rủi ro) là phương pháp mà người/tổ chức bị rủi ro tự mình thanh tốn các tổn thất.
Chuyển giao rủi ro: đối với những tài sản/ đối tượng đã mua bảo hiểm thì khi tổn thất xảy ra việc đầu tiên phải làm là khiếu nại bồi thường.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm sốt rủi ro
- Chính sách quản trị rủi ro của tổ chức
- Sự hiểu biết trong hành vi tổ chức có tác động đến rủi ro - Văn hóa tổ chức
- Các yếu tố về Kinh tế- Chính trị- Xã hội - Các yếu tố về luật pháp
- Nhân viên thừa hành
- Quy mô tổ chức lớn hay nhỏ?
- Tiềm lực của tổ chức mạnh hay yếu?
- Môi trường của tổ chức hoạt động đơn giản hay phức tạp? Có nhiều rủi ro hay ít?
- Nhận thức của lãnh đạo tổ chức: có coi trọng cơng tác quản trị rủi ro hay không?
1.4 Sự cần thiết của kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK
Qua rất nhiều thương vụ xuất nhập khẩu gặp rủi ro và qua những kết quả
điều tra, nghiên cứu tại nhiều doanh nghiệp XNK Việt Nam, cho thấy: Rủi ro có
thể xuất hiện ở mọi nơi, mọi doanh nghiệp, khơng phân biệt đó là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh XNK hay doanh nghiệp non trẻ mới vào nghề… ở đâu rủi ro cũng có thể xuất hiện. Khơng chỉ ở mọi nơi, rủi ro cịn có thể xảy ra mọi lúc, mọi giai đoạn của quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng XNK. Rủi ro có thể xuất hiện ngay từ khi bắt đầu lựa chọn đối tác, rồi có thể tiếp tục xuất hiện trong các khâu soạn thảo, ký kết hợp đồng, và tồn bộ q trình tổ chức thực hiện hợp đồng… Hậu quả của rủi ro thật khơn lường, cũng có thể nhỏ, khơng đáng kể, nhưng cũng có thể hết sức trầm trọng, có thể làm cho doanh nghiệp suy yếu, thậm chí có thể dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp. Rủi ro không chỉ dẫn đến những tổn thất về vật lực, tài lực, mà cịn có thể gây ra tổn thất về người, đã có những cán bộ, nhân viên XNK phải vào tù, ra tội,
thậm chí đã có người phải bỏ mạng chỉ vì những rủi ro này. Vì thế, việc kiểm sốt rủi ro là một cơng việc hết sức cần thiết để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Trình bày những lý thuyết liên quan đến rủi ro, quản trị rủi ro, kiểm soát rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nội dung của quản trị rủi ro gồm có: Nhận dạng rủi ro - Phân tích rủi ro - Đo lường rủi ro - Kiểm soát rủi ro - Tài trợ rủi ro.
Đề tài xoay quanh hoạt động kiểm sốt rủi ro, vì thế tác giả trình bày chi tiết
hơn phần lý thuyết về kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK. Kiểm soát rủi ro bao gồm các kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những chương trình cố gắng né tránh, đề phịng, và hạn chế hay nói một cách khác là kiểm sốt tần suất và độ lớn của những tổn thất và ảnh hưởng không mong muốn khác của rủi ro. Mặt khác, kiểm sốt rủi ro cịn bao gồm cả những phương pháp hoàn thiện các kiến thức và sự hiểu biết trong hành vi của tổ chức có tác động đến rủi ro. Có 3 loại rủi ro trong hoạt động
XNK: Rủi ro trong đàm phán hợp đồng ngoại thương; rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng; Rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Trong phần này, tác giả có đề cập đến các giải pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát rủi ro và sự cần thiết của kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SỐT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
CÔNG TY TNHH ON SEMICONDUCTOR VIỆT NAM
2 .1 Giới thiệu về Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam (OSV) đã được đổi tên và đổi chủ sỡ hữu từ Công TNHH Sanyo DI Solutions Việt Nam (SDV) từ ngày 30 tháng 03 năm 2012.
Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam là doanh nghiệp chế xuất trong khu cơng nghiệp, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 04 năm 2012. Trụ sở đặt tại: Số 10, đường 17A, KCN Biên Hoà II
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất các mạch tích hợp lai
Sản xuất các linh kiện bán dẫn khác cho cơng nghệ mạch điện rời, tín hiệu
nhỏ, tín hiệu tương tự, logic và hỗn hợp.
Thực hiện quyền xuất, quyền nhập khẩu đối với những sản phẩm phù hợp
với ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh
Trụ sở tồn cầu của cơng ty là ở Phoenix, Arizona. Công ty hoạt động một mạng lưới các cơ sở sản xuất, văn phòng kinh doanh, và các trung tâm thiết kế tại các thị trường chính trên khắp Bắc Mỹ, Châu Âu, và khu vực Châu Á Thái Bình Dương. ON Semiconductor cung cấp một danh mục đầu tư toàn diện các giải pháp
năng lượng hiệu quả. Giúp khách hàng giải quyết những thách thức thiết kế độc đáo