Quy trình thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến sự gắn kết nhân viên trong tổ chức , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 54)

2.2 Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu

Mẫu trong nghiên cứu chính thức được chọn theo phương pháp thuận tiện. Đối tượng điều tra là các nhân viên đang làm việc toàn thời gian tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Vì điều kiện thời gian và chi phí và để dễ dàng tiếp cận với các đối tượng này, người nghiên cứu tiến hành khảo sát các nhân viên làm việc toàn thời gian trên địa bàn TP.

Thang đo Mục tiêu nghiên cứu Thảo luận nhóm Cơ sở lý thuyết

Điều chỉnh thang đo

Khảo sát

Đánh giá sơ bộ thang đo Loại bỏ các yếu tố có Alpha thấp Kiểm định các giả thuyết Kiểm định EFA Phân tích kết quả xử lý số liệu

Hồ Chí Minh gồm những người đang tham gia các lớp học ban đêm (tại chức, hoàn chỉnh đại học, văn bằng 2, cao học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, …) ở một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, …). Ngồi ra mục tiêu của nghiên cứu chỉ xem xét mức độ tác động của các thành phần chất lượng cuộc sống công việc đến sự gắn kết của nhân viên ở mức độ chung, không nghiên cứu sự khác biệt của đối tượng khảo sát. Vì vậy quá trình lấy mẫu khơng chú trọng vào việc phân nhóm các đối tượng khảo sát về cơ cấu giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, chức danh thực hiện cơng việc, loại hình doanh nghiệp, thu nhập, thâm niên cơng tác, ngành nghề.

Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, số tham số và phân phối chuẩn của câu trả lời. Trong luận văn này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA. Trong EFA kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair & ctg (2006) cho rằng để sử dụng EFA kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/ biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên (Theo Thọ, 2011). Trong bảng điều tra ban đầu có 44 biến quan sát nên tối thiểu cần có mẫu n = 220. Kích thước mẫu dự kiến cho nghiên cứu này là 250.

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Quá trình xử lý số liệu được thực hiện trên chương trình xử lý dữ liệu SPSS 16.0 theo 3 bước sau:

Bước 1: Kiểm định độ tin cậy của các thang đo

Các thang đo trong nghiên cứu bao gồm: thang đo chất lượng cuộc sống công việc của Walton (1974) và thang đo sự gắn kết nhân viên của Towers Perrin (2003) được đưa vào kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp. Các biến có

hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 và thành phần thang đo có hệ số Croncbach’s Alpha nhỏ hơn 0.6 được xem xét loại bỏ.

Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá EFA:

Sau khi thực hiện đánh giá sơ bộ thang đo, nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA. Việc phân tích nhân tố EFA sẽ giúp khám phá cấu trúc khái niệm nghiên cứu, loại bỏ các biến đo lường khơng đạt u cầu. Mục đích là để kiểm tra và xác định lại các nhóm biến trong mơ hình hình nghiên cứu. Các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 đều bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng là phương pháp trích nhân tố Principal Component, phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.

Bước 3: Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy tuyến tính để biết được mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Từ đó, sẽ kiểm tra độ thích hợp của mơ hình, xây dựng mơ hình hồi quy bội, kiểm định các giả thuyết.

2.3 Xây dựng thang đo

Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 7 điểm. Với lựa chọn số 1 nghĩa là “Hồn tồn khơng đồng ý” với câu phát biểu cho đến lựa chọn số 7 nghĩa là “Hoàn toàn đồng ý” với câu phát biểu.

2.3.1 Thang đo về chất lượng cuộc sống công việc

Như đã giới thiệu ở phần cơ sở lý luận, thang đo chất lượng cuộc sống công việc của Walton (1974) gồm có 8 thành phần với 35 biến quan sát ban đầu. Tám thành phần này được đưa vào thảo luận nhóm và cuối cùng được phát triển thành 35 biến quan sát chính thức.

Thành phần lương thưởng tương xứng và công bằng (ký hiệu LT) gồm 4

biến quan sát

LT1. Mức lương tương xứng với năng lực làm việc của anh chị LT2. Tiền lương được trả công bằng giữa các nhân viên

LT3. Các khoản thưởng tương xứng với kết quả anh chị đóng góp cho cơng ty LT4. Anh chị nhận thấy công ty có chế độ phúc lợi tốt

Thành phần điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khoẻ (ký hiệu DK)

gồm 4 biến quan sát

DK1. Anh chị được cung cấp đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công việc DK2. Nơi làm việc sạch đẹp và thoáng mát

DK3. Nơi làm việc mang lại cho anh chị cảm giác thoải mái DK4. Anh chị cảm thấy an toàn tại nơi làm việc của mình

Thành phần sử dụng năng lực cá nhân (ký hiệu NL) gồm 5 biến quan sát

NL1. Anh chị được tự chủ thực hiện công việc theo cách tốt nhất của mình NL2. Anh chị hiểu được tầm quan trọng của cơng việc mình đang làm NL3. Anh chị cảm thấy năng lực bản thân phù hợp với yêu cầu công việc NL4. Công việc cho phép anh chị sử dụng tốt các kỹ năng của mình NL5. Anh chị hiểu rõ trách nhiệm, u cầu cơng việc của mình

Thành phần cơ hội phát triển nghề nghiệp và công việc đảm bảo (ký hiệu PT ) gồm 4 biến quan sát

PT1. Anh chị nhận thấy cơ hội thăng tiến tại cơng ty rất tốt PT2. Các chương trình đào tạo hiện nay ở cơng ty có hiệu quả tốt

PT3. Anh chị được khuyến khích tham gia các khố đào tạo để nâng cao trình độ chun mơn

Thành phần hoà nhập trong tổ chức (ký hiệu HN) gồm 5 biến quan sát

HN1. Nhân viên được đối xử công bằng, không phân biệt

HN2. Mọi người sẵn sàng hợp tác với nhau để thực hiện cơng việc HN3. Anh chị hài lịng về mối quan hệ với đồng nghiệp của mình HN4. Anh chị hài lòng về mối quan hệ với cấp trên của mình HN5. Các ý tưởng và sáng kiến mới luôn được ủng hộ

Thành phần quy tắc trong tổ chức ( ký hiệu QT) gồm 4 biến quan sát

QT1. Những quyền lợi của nhân viên được đảm bảo đầy đủ QT2. Nhân viên có điều kiện tham gia ý kiến trong cơng việc

QT3. Những chính sách và nội quy của công ty được quy định rõ ràng QT4. Những đặc điểm, tính cách cá nhân của nhân viên luôn được tôn trọng

Thành phần cân bằng công việc cuộc sống (ký hiệu CB) gồm 5 biến quan sát

CB1. Công việc không quá áp lực

CB2. Giờ làm việc được quy định hợp lý CB3. Anh chị có thời gian dành cho gia đình

CB4. Anh chị có thời gian dành cho các hoạt động cá nhân

CB5. Anh chị có thể cân bằng công việc với đời sống cá nhân và gia đình

Thành phần liên hệ xã hội (ký hiệu XH) gồm 4 biến quan sát

XH1. Anh chị cảm thấy tự hào về cơng việc của mình XH2. Anh chị cảm thấy tự hào về thương hiệu cơng ty mình

XH3. Cơng ty ln tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao XH4. Công ty luôn tham gia vào các hoạt động xã hội

2.3.2 Thang đo sự gắn kết nhân viên

Thang đo sự gắn kết nhân viên của Towers Perrin (2003) gồm 2 thành phần và 9 biến quan sát.

Thành phần Sự gắn kết tự nguyện (ký hiệu TN) gồm 5 biến quan sát : TN1. Anh chị thực sự quan tâm đến tương lai phát triển của cơng ty mình

TN2. Anh chị rất tự hào nói cho người khác biết mình đang làm việc tại cơng ty này

TN3. Anh chị sẵn lịng giới thiệu với mọi người về cơng ty của mình như một nơi làm việc tốt

TN4. Công ty tạo cho anh chị nguồn cảm hứng để làm việc hiệu quả

TN5. Công việc nơi đây mang lại cho anh chị cảm nhận những thành tựu cá nhân

Thành phần Sự gắn kết nhận thức ( ký hiệu NT) gồm 4 biến quan sát : NT1. Anh chị hiểu được sự đóng góp của mình đối với sự thành công của công ty NT2. Anh chị hiểu được vai trị của mình đối với mục tiêu chung của công ty NT3. Anh chị luôn mong muốn giúp công ty thành công

NT4. Anh chị sẵn sàng đặt mọi nổ lực để giúp công ty thành cơng

Tóm tắt

Chương 2 trình bày cách thức thực hiện nghiên cứu, cách thức khảo sát, phương pháp xử lý số liệu khảo sát, kiểm định thang đo. Nghiên cứu đã xây dựng quy trình nghiên cứu; thiết kế nghiên cứu xác định rõ đối tượng khảo sát là nhân viên các doanh nghiệp với kích thước mẫu dự kiến là 250, điều chỉnh thang đo 35 biến thuộc các thành phần chất lượng cuộc sống công việc và 9 biến thuộc thành phần sự gắn kết tự nguyện và sự gắn kết nhận thức của nhân viên. Đây là bước chuẩn bị cần thiết để thực hiện và xác định kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 2 trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu nhằm xây dựng đánh giá thang đo và mơ hình nghiên cứu. Chương 3 trình bày thơng tin về mẫu khảo sát, kiểm định thang đo lường, thực hiện phân tích hồi quy để xem xét ảnh hưởng và so sánh mức độ tác động của các thành phần chất lượng cuộc sống công việc đến thành phần sự gắn kết. Đồng thời tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra.

3.1 Thông tin mẫu nghiên cứu

Tổng số mẫu khảo sát đã gửi đi là 320 bảng, thu về là 294 bảng, sau khi loại bỏ 32 bảng khơng đạt u cầu thì cịn lại 262 bảng sử dụng được, đạt tỉ lệ 81.78%. Phân loại 262 người tham gia trả lời theo thành phần giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, thành phần kinh tế và thâm niên công tác (phụ lục 3) như sau :

 Theo giới tính, có 127 nam (48.5%) và 135 nữ (51.5%).

 Theo độ tuổi, có 64.5% đối tượng nghiên cứu dưới 30 tuổi; 34.4 % từ 30 đến dưới 40 tuổi; 1.1 % từ 40 tuổi trở lên.

 Theo trình độ chun mơn, 11.5 % là cao đẳng; 83.6 % là đại học; 5.0% là sau đại học.

 Theo thời gian làm việc, tỷ lệ nhân viên có thâm niên dưới 5 năm là 61.5%; từ 5 đến dưới 10 năm là 30.5 %; từ 10 năm trở lên là 8.0 %.

 Theo chức danh thực hiện cơng việc, có 70.6% là nhân viên; 17.9% là trưởng nhóm ; 11.5 % là trưởng phó các phịng ban.

 Theo nơi làm việc, tỷ lệ nhân viên làm việc trong khu vực quốc doanh là 29.8 %; có vốn nước ngồi là 15.6 %; khu vực tư nhân là 54.6%.

 Theo thu nhập, dưới 5 triệu đồng là 22.1%; từ 5 triệu đến dưới 10 triệu đồng là 58%; từ 10 triệu đồng trở lên là 19.8%.

3.2 Đánh giá sơ bộ thang đo

Trước khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá, dữ liệu nghiên cứu sẽ được kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha nhằm kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha > 0.6, các biến có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 ( Thọ, 2011).

3.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo thành phần chất lượng cuộc sống công việc cuộc sống công việc

Thang đo chất lượng cuộc sống công việc được đo lường theo 8 thành phần với 35 biến quan sát, kết quả kiểm định sơ bộ được trình bày trong bảng sau :

Bảng 3.1: Cronbach’s Alpha của các thang đo thành phần chất lượng cuộc sống công việc

Thành phần Lương thưởng công bằng và tương xứng

Biến quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang đo

nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

LT1 12.49 9.745 .613 .766

LT2 12.78 9.757 .610 .768

LT3 12.58 9.441 .696 .728

LT4 12.52 9.638 .588 .779

Cronbach's Alpha = .809 Thành phần Điều kiện làm việc an toàn

DK1 14.18 9.703 .508 .825 DK2 14.16 8.557 .725 .720 DK3 14.42 8.926 .721 .725 DK4 14.10 9.612 .591 .784 Cronbach's Alpha = .813 Thành phần Sử dụng năng lực cá nhân NL1 20.72 10.272 .507 .797 NL2 20.04 11.516 .621 .757 NL3 20.19 10.781 .602 .758 NL4 20.59 10.519 .589 .762 NL5 19.97 10.930 .653 .745 Cronbach's Alpha = .801

Thành phần Cơ hội phát triển nghề nghiệp PT1 12.19 8.950 .634 .715 PT2 12.40 9.107 .643 .712 PT3 12.10 8.634 .619 .723 PT4 11.91 9.716 .492 .786 Cronbach's Alpha =.787 Thành phần Hoà nhập trong tổ chức HN1 18.31 13.234 .632 .814 HN2 17.78 13.634 .665 .805 HN3 17.51 13.760 .688 .799 HN4 17.77 13.871 .626 .815 HN5 17.90 13.572 .627 .815 Cronbach's Alpha = .842 Thành phần Quy tắc trong tổ chức QT1 13.55 6.708 .646 .746 QT2 13.34 7.168 .655 .742 QT3 13.36 6.990 .602 .768 QT4 13.51 7.668 .593 .772 Cronbach's Alpha = .806 Thành phần cân bằng cuộc sống công việc

CB1 18.37 15.077 .425 .891 CB2 17.66 13.711 .652 .832 CB3 17.73 12.652 .792 .794 CB4 17.81 12.931 .768 .801 CB5 17.75 13.599 .760 .806 Cronbach's Alpha = .856 Thành phần liên hệ xã hội công việc

XH1 13.46 7.184 .588 .745

XH2 13.25 6.611 .670 .702

XH3 13.39 7.075 .656 .712

XH4 13.62 7.477 .494 .792

Cronbach's Alpha = .791

Kết quả kiểm định sơ bộ cho thấy các biến thành phần thang đo chất lượng cuộc sống cơng việc đều có hệ số Cronbach's Alpha > 0.6, các biến quan sát trong

các thành phần này có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Vì vậy các biến đo lường trong các thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 3.2: Tổng kết hệ số tin cậy của các thành phần chất lượng cuộc sống công việc

STT Thang đo Số biến

quan sát Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất 1 Lương thưởng 4 .809 .588

2 Điều kiện làm việc 4 .813 .508

3 Sử dụng năng lực 5 .801 .507

4 Cơ hội phát triển 4 .787 .492

5 Hoà nhập trong tổ chức 5 .842 .626

6 Quy tắc trong tổ chức 4 .806 .593

7 Cân bằng cuộc sống công việc 5 .856 .425

8 Liên hệ xã hội 4 .791 .494

3.2.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo thành phần sự gắn kết nhân viên nhân viên

Thang đo sự gắn kết nhân viên đối với tổ chức được đo lường theo 2 thành phần với 9 biến quan sát, kết quả kiểm định sơ bộ được trình bày trong bảng sau :

Bảng 3.3: Cronbach’s Alpha của các thang đo thành phần sự gắn kết

Thành phần sự gắn kết tự nguyện

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo

nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

TN1 18.19 13.003 .599 .879 TN2 18.29 11.971 .745 .844 TN3 18.52 11.891 .777 .836 TN4 18.60 12.241 .758 .842 TN5 18.69 12.688 .679 .860 Cronbach's Alpha = .879

Thành phần sự gắn kết nhận thức NT1 15.08 6.518 .770 .857 NT2 15.08 6.445 .741 .866 NT3 14.71 6.060 .753 .862 NT4 14.73 5.921 .780 .852 Cronbach's Alpha = .891

Theo kết quả phân tích cho thấy các thành phần sự gắn kết đều có hệ số Cronbach's Alpha > 0.6, các biến quan sát trong các thành phần này có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Vì vậy các biến đo lường trong các thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 3.4: Tổng kết hệ số tin cậy của các thành phần sự gắn kết nhân viên đối với tổ chức

STT Thang đo Số biến

quan sát Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất 1 Gắn kết tự nguyện 5 .879 .599 2 Gắn kết nhận thức 4 .891 .741

3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi thực hiện đánh giá sơ bộ thang đo, nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA. Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống công việc đến sự gắn kết nhân viên trong tổ chức , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)