Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ thông tin – thư viện tại Thư viện Phạm Văn Đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 109 - 114)

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý dịch vụ thông tin thư viện tại Thư viện

2.4.4. Nguyên nhân của hạn chế

2.4.4.1. Nguyên nhân từ các nhân tố thuộc Thư viện Phạm Văn Đồng

Bộ máy tổ chức và nhân sự chưa đáp ứng được yêu cầu

- Là nguyên nhân rất quan trọng, nhất là các cán bộ trực tiếp tiếp xúc với NDT trong quá trình vận hành dịch vụ TTTV. Số lượng nhân sự tham gia trực tiếp vào quản lý dịch vụ TTTV tại thư viện Phạm Văn Đồng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ hết yêu cầu về chất lượng công việc. Một số cán bộ chưa nhận thức được xu hướng phát triển của thư viện hiện đại, cũng như vai trò quan trọng của dịch vụ TTTV cung cấp tới NDT.

- Công tác quản lý dịch vụ TTTV chưa được định hướng và khai thác một cách bài bản, chưa có chiến lược cụ thể trong việc tuyên truyền các nguồn tài liệu, dịch vụ tới NDT.

- Đa số các cán bộ thư viện vẫn đang thực hiện theo tác phong và phong cách truyền thống.

- Thiếu nguồn nhân lực có trình độ về ngoại ngữ và thiếu kinh nghiệm về quản lý thư viện hiện đại, thư viện điện tử

- Hiện nay có rất nhiều phần mềm thư viện hiện đang được áp dụng vào các thư viện, mà cán bộ thư viện chưa được sử dụng nhiều về các phần mềm quản trị thư viện, nên trình độ chun mơn chưa được cải thiện đáng kể. Việc áp dụng các

chuẩn biên mục quốc tế vào công tác xử lý tài liệu chưa được quan tâm đúng mực. - Chưa ứng dụng được nhiều CNTT vào các hoạt động của thư viện. Thư viện hiện nay đang áp dụng phần mềm quản trị Libol. Đây là phần mềm được sử dụng khá lâu đời, nên khơng có những ứng dụng tính năng cao về quản lý bạn đọc, quản lý đặt chỗ, và các tính năng trong cơng tác xử lý và lưu trữ tài liệu.

- Cán bộ thư viện khi tiếp xúc trực tiếp với sinh viên thì cũng chưa tạo được sự thoải mái cho sinh viên, đơi khi cịn chưa nắm vững được tốt chuyên môn nghiệp vụ để giải quyết các vấn đề cho NDT.

- Việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, cũng như yêu cầu về kỹ năng tác nghiệp trong môi trường thư viện hiện đại chưa phải là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ thư viện.

- Công tác tạo động lực cho cán bộ thư viện chưa được chú trọng.  Tài chính của thư viện

- Tài chính của thư viện được chi 100% cho chi thường xuyên theo dự toán ngân sách, tuy nhiên việc bổ sung chất lượng nguồn tài liệu bị hạn chế do nguồn tài chính chỉ được thực hiện trong giới hạn, để nâng cao phát triển dịch vụ khác cũng như đáp ứng các nhiệm vụ mới, các nhiệm vụ đột xuất rất khó khăn.

- Hệ thống máy tính, các thiết bị hỗ trợ cơng tác nghiệp vụ chưa được đầu tư, hầu hết là đã có từ lâu đời.

Chất lượng nguồn tài liệu

- Nguồn tài liệu bổ sung chưa đa dạng và phong phú, chủ yếu là sách giáo

trình và tài liệu tham khảo, chưa có sách giải trí. Đặc biệt là sách tiếng anh hầu như không được bổ sung mà chủ yếu là sách biếu tặng và sách dự án.

- Các tài liệu chưa được số hóa nhiều, chưa xây dựng thành các bộ sưu tập để có thể chia sẻ các nguồn tài ngun thơng tin. Bên cạnh đó, thư viện điện tử cũng chưa được phổ biến rộng rãi đến NDT, và lượng NDT truy cấp vào các CSDL này cịn rất ít, trong khi đó, các CSDL này rất đa dạng về các chủ đề bằng tiếng anh.

- Việc xử lý tài liệu chưa khoa học, chưa áp dụng chính xác các chuẩn biên mục quốc tế thư viện, việc phân loại và định từ khóa cịn nhiều hạn chế, theo ý kiến chủ quan của cán bộ làm công tác chuyên môn.

2.4.4.2. Ngun nhân thuộc mơi trường bên ngồi thư viện

Ban Giám hiệu Nhà trường

- Chưa thực sự coi trọng vai trị của thư viện trong cơng tác giáo dục đào tạo,

cung cấp các nguồn tài liệu chất lượng cao cho NDT.

- Chưa có sự đầu tư thích đáng cho thư viện để mua sắm các trang thiết bị, cũng như phần mềm quản trị thư viện hiện đại, các máy móc hỗ trợ cơng tác chun mơn nghiệp vụ.

- Cơng tác cán bộ thư viện được cử đi học, tập huấn, trao đổi học hỏi kinh nghiệm của các thư viện trong nước cũng như nước ngoài bị hạn chế, chưa được coi trọng.

Chính sách, quy định pháp lý

Luật thư viện và Giáo dục đại học do Quốc hội, Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý dịch vụ TTTV, tuy nhiên các quy định hiện hành chưa có rõ ràng, cụ thể cho hoạt động quản lý dịch vụ TTTV.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN PHẠM VĂN ĐỒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KINH TẾ QUỐC DÂN

3.1. Mục tiêu và phương hướng quản lý dịch vụ thông tin - thư viện tại Thư viện Phạm Văn Đồng trường Đại học Kinh tế Quốc dân

3.1.1. Mục tiêu quản lý dịch vụ thông tin - thư viện tại Thư viện Phạm Văn Đồng trường Đại học Kinh tế Quốc dân đến năm 2025

Thư viện Phạm Văn Đồng đang được đầu tư bởi dự án của Ngân hàng thế giới World với mức kinh phí lên đến 10 triệu USD, được trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại. Với đội ngũ cán bộ có tâm huyết, yêu nghề, Thư viện Phạm Văn Đồng không ngừng phấn đấu, nâng cao vị thế của thư viện, giúp cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục của Trường. Từ giai đoạn này đến năm 2025 là giai đoạn mà Việt Nam hội nhập sâu rộng về mọi mặt, và cũng là giai đoạn hứa hẹn bùng nổ cuộc cách mạng công nghệ 4.0, thư viện cần chủ động đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý dịch vụ TTTV để tạo ra được hiệu lực và hiệu quả cao nhất. Thư viện điện tử được xây dựng để các trường đại học thành viên thuộc mạng lưới VNEUs có thể tiếp cận với các tài liệu điện tử và bài giảng trực tuyến (online) nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và học tập. Thư viện điện tử sẽ tạo ra môi trường để các sinh viên, giảng viên, các nhà khoa học truy cập vào nguồn dữ liệu nội sinh và ngoại sinh; ứng dụng, khai thác bài giảng trực tuyến phục vụ cho quá trình giảng dạy, học tập, tạo nên tác động tích cực đến chất lượng giáo dục; kết nối và liên kết các nhà khoa học trong và ngồi nước để tạo ra nhiều cơng trình khoa học. Trên cơ sở định hướng phát triển chung của thư viện, các mục tiêu chủ yếu đối với quản lý dịch vụ TTTV năm 2025 như sau:

- Huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển sự nghiệp thư viện (các tổ chức trong nước và nước ngoài).

- Bổ sung đa dạng hơn các loại hình tài liệu, các nguồn lực thơng tin đảm bảo có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu và thói quen sử dụng của NDT.

- Tăng cường bổ sung, trao đổi và khai thác các nguồn tài nguyên thông tin, đặc biệt là các tài liệu dạng mới như sách điện tử, tạp chí điện tử, CSDL nước ngồi

- Xây dựng, đào tạo, nâng cao, phát triển chất lượng nguồn nhân lực thư viện với trình độ chun mơn sâu, có năng lực quản lý và ứng dụng cơng nghệ hiện đại vào các hoạt động dịch vụ TTTV. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt.

- Tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các chuẩn nghiệp vụ quốc tế thư viện (Khung phân loại DDC, khổ mẫu biên mục MARC, quy tắc biên mục AACR2) vào công tác xử lý tài liệu nhằm từng bước nâng cao số lượng và chất lượng các sản phẩm thông tin.

- Xây dựng cổng thông tin thư viện điện tử dùng chung, bao gồm phần mềm

quản lý các tài liệu nội sinh, ngoại sinh và phần mềm quản lý học tập trực tuyến. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị của thư viện dùng chung được tăng cường, bao gồm thiết bị nội thất, hệ thống an ninh thư viện và hệ thống CNTT phục vụ bạn đọc.

- Các cán bộ nòng cốt của các trường thành viên trong mạng lưới VNEUs được đào tạo, tập huấn trong việc khai thác thư viện điện tử dùng chung.

- Xây dựng cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, số hóa tài liệu, chia sẻ nguồn tài ngun thơng tin.

- Cơ sở dữ liệu nội sinh và ngoại sinh có chất lượng được trang bị đầy đủ cho thư viện dùng chung.

- Sử dụng các phầm mềm thư viện tích hợp hiện đại vào quản lý thư viện. - Sắp xếp, đổi mới bộ máy quản lý dịch vụ TTTV tinh gọn hơn, phát huy hết năng lực của từng cá nhân trong bộ máy.

- Phát triển thư viện theo hướng thư viện hiện đại, thư viện số đáp ứng đầy đủ nhu cấu của NDT và tạo thuận lợi cho NDT sử dụng các dịch vụ TTTV nhanh chóng thuận lợi.

- Kiểm sốt số lượng bạn đọc và thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nắm bắt nhu cầu của bạn đọc cũng như quảng bá, tuyên truyền các dịch vụ của Thư viện tới đông đảo NDT.

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ thông tin – thư viện tại Thư viện Phạm Văn Đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w