Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 69 - 88)

 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, chính sách lãi suất huy động vốn chưa linh hoạt

Công tác điều hành lãi suất của chi nhánh thường xuyên chịu sự điều tiết bởi các chính sách, quy định của ngành, của BIDV, vì thế mặc dù rất cố gắng bám sát lãi suất huy động trên địa bàn, nhưng nhiều trường hợp công tác điều hành lãi suất tại chi nhánh chưa được linh hoạt. Nhiều khách hàng lớn, số dư nhiều tỷ đồng, có khả năng duy trì lâu dài, nhưng do lãi suất thực tế của chi nhánh thấp hơn các NHTMCP khác, nên chi nhánh không giữ chân được khách hàng. Ngoài ra, việc áp dụng lãi suất ưu đãi đối với các nhóm đối tượng khách hàng quan trọng và thân thiết tuy còn chưa thường xuyên và thấp, nên số lượng khá lớn khách hàng đã chuyển sang gửi tiền tại ngân hàng khác để hưởng lãi suất thực cao hơn.

Thứ hai, chính sách tiếp thị, chăm sóc khách hàng chưa toàn diện

Các chính sách chăm sóc chủ yếu đối với nhóm khách hàng quan trọng và thân thiết, còn đối với nhóm khách hàng phổ thông còn quá sơ sài và không thường xuyên. Chính sách chăm sóc đối với khách hàng thân thiết và quan trọng đã khá đa dạng, nhưng mức độ cạnh tranh đôi khi còn yếu so với các ngân hàng khác.

Việc triển khai chính sách tiếp thị, chăm sóc khách hàng còn gặp nhiều khó khăn. Các đợt triển khai chính sách chăm sóc chủ yếu theo chỉ đạo chung của hội sở, áp dụng trên toàn hệ thống BIDV. Hiện nay, chi phí để thực hiện công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng hoàn toàn do chi nhánh tự hạch toán, nên phụ thuộc nhiều vào khả năng cân đối ngân quỹ của chi nhánh.

Ngoài ra, chi nhánh áp dụng gắn kết quả huy động vốn với đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ đối với các tập thể, cá nhân, nhưng hoạt động chăm sóc khách hàng gửi tiền chủ yếu do cán bộ tiếp thị làm đầu mối thực hiện. Phần lớn các cán bộ này bị hạn chế về thông tin, thời gian để chăm sóc khách hàng, làm giảm hiệu quả huy động vốn.

Hiện tại, phần lớn các khóa đào tạo cho cán bộ là tổ chức cho đối tượng là cán bộ trẻ, cán bộ mới, cán bộ lãnh đạo. Trong khi đó, theo thống kê của phòng tổ chức nhân sự, 30% giao dịch viên tại quầy có độ tuổi từ 30 – 45, những người này phần lớn thao tác hạch toán chậm, khả năng cập nhật nắm bắt các sản phẩm bị hạn chế.

Chi nhánh thiếu những cán bộ giỏi về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cũng như khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin, xử lý tình huống đa dạng trong giao dịch với khách hàng.

Ngoài ra, thái độ phục vụ của nhiều cán bộ giao dịch chưa ân cần, tận tình, chuyên nghiệp, nơi làm việc chưa gọn gàng, đôi khi tạo tâm lý khó chịu đối với khách hàng, không lôi kéo được khách hàng gửi tiền cũng như sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Hiện nay, các ngân hàng TMCP rất chú trọng đến tuyển chọn nhân lực, trong đó đội ngũ giao dịch viên có trình độ, trẻ, đẹp, ân cần là tiêu chí hàng đầu. Đội ngũ này tạo nên bộ mặt của ngân hàng, và có tác động rất lớn đến tâm lý, đánh giá của khách hàng về ngân hàng. Xét về phương diện này, nguồn nhân lực làm hoạt động huy động vốn của BIDV Hà Nội đang là điểm yếu mà ngân hàng cần nhanh chóng khắc phục.

Thứ tư, công tác giám sát, quản lý hoạt động huy động vốn tại chi nhánh chưa hiệu quả

Công tác quản lý hoạt động huy động vốn của chi nhánh bị ràng buộc bởi nhiều quy định về trần lãi suất, cơ cấu nguồn tiền mục tiêu… đã làm cho Tổ dịch vụ không phát huy hết vai trò trong việc tiếp cận khách hàng gửi tiền mới, có tiềm năng.

Do thiếu về nhân lực, công tác giám sát, kiểm tra hoạt động huy động tại chi nhánh chỉ thực hiện ở mức tối thiểu theo quy định của BIDV. Điều này làm cho công tác xử lý bị chậm, không phát huy được hết vai trò giám sát của chi nhánh.

Thứ năm, trang thiết bị, công nghệ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu

đến hiệu quả công việc. Ngoài ra, một số chương trình đòi hỏi công nghệ cao như internet banking, mobile banking, thanh toán mua hàng online, qua post bằng thẻ visa credit … còn chưa được đầu tư thỏa đáng. Việc chuyển tiền, gửi tiền qua mạng thường bị lỗi hệ thống, gây tâm lý không hài lòng đối với khách hàng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả huy động vốn của ngân hàng.

 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, tình hình kinh tế suy giảm, lạm phát cao

Năm vừa qua, tình hình kinh tế ở nước ta có chiều hướng suy giảm mạnh. Tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5,89%. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hết sức khó khăn, nguồn vốn vay từ ngân hàng lãi suất cao (có thời kỳ lên đến 20 -21%/năm), đầu ra cũng bị ảnh hưởng do sức tiêu thụ hàng hóa sụt giảm. Nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, hoặc bị phá sản, giải thể. Thêm vào đó, chính sách của Nhà nước hạn chế đối với các lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, bất động sản đã làm cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp bị ảnh hưởng lớn, rất nhiều công trình bị đình, hoãn, nguồn vốn thanh toán của chủ đầu tư chậm, tác động không tốt đến ngân quỹ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tận dụng tối đa vốn tự có để tham gia phục vụ sản xuất kinh doanh, nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời gửi tiền suy giảm đáng kể.

Năm 2011, lạm phát liên tục gia tăng trong nửa đầu năm. Tháng 8/2011, tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm ngoái đã lên tới 23%. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP đề ra sáu nhóm giải pháp bình ổn nền kinh tế, trong đó tập trung kiềm chế lạm phát. Lạm phát năm 2011 vẫn rất cao (18,13%). Lãi suất huy động của ngân hàng không đủ bù đắp cho lạm phát. Điều đó khiến cho tiền gửi không còn trở thành kênh huy động hấp dẫn. Mọi người có xu hướng đầu tư vàng dự trữ để đảm bảo duy trì giá trị thực của đồng tiền.

Thứ hai, công tác giám sát, quản lý hoạt động huy động vốn trong hệ thống ngân hàng của Nhà nước chưa hiệu quả.

Năm 2011, với mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát, NHNN đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, thận trọng như kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng phân theo nhóm ngân hàng, quy định trần lãi suất huy động theo kỳ hạn của VNĐ, trần lãi suất huy động USD, … Cung tiền gửi giảm đáng kể, tạo áp lực thanh khoản lớn đối với các ngân hàng.

Do thiếu hụt vốn, các ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường vốn, rất nhiều ngân hàng đã “lách” quy định, làm trái quy định về trần lãi suất huy động với nhiều phương thức như trả lãi trước bằng tiền mặt, các chương trình khuyến mại đi kèm khi gửi tiền làm tăng lãi suất thực tế, huy động tiền gửi với lãi suất cao thông qua việc ký kết hợp đồng ủy thác đầu tư…

Mặc dù NHNN đã có biện pháp giám sát hoạt động huy động vốn của NHTM, công khai một số trường hợp ngân hàng vượt rào quy định, và có biện pháp xử lý vi phạm, nhưng công tác giám sát chưa thường xuyên, còn lỏng, thiếu đồng bộ và toàn diện. Kết quả là, tình trạng các ngân hàng, nhất là NHTMCP làm sai quy định vẫn còn phổ biến. Trong khi đó, các NHTM Nhà nước, trong đó có BIDV luôn đi tiên phong trong việc thực thi các chính sách, quy định của cơ quan quản lý. Vì vậy, đôi khi ngân hàng bị yếu thế so với các ngân hàng khác trong huy động vốn, và vô hình chung phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh thiếu công bằng. Trong nhiều trường hợp, biện pháp của NHNN chưa phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Chẳng hạn như việc NHNN ra thông tư 04 nghiêm cấm các NHTM thực hiện hợp đồng ủy thác đầu tư với cá nhân. Hiện tại, NHNN đang dự thảo thông tư quy định lại nhưng vẫn chưa hoàn tất, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của ngân hàng.

Thứ ba, cạnh tranh về huy động vốn trong hệ thống ngân hàng rất gay gắt

Nhìn chung, hiện nay, các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn của ngân hàng khá tương đồng. Các ngân hàng tìm lợi thế cạnh tranh bằng cách cung cấp nhiều hơn các giá trị gia tăng cho khách hàng, thông qua hàng loạt chính sách chăm sóc, ưu đãi, tặng thưởng… Do những hạn chế trong công tác triển khai các chính sách

này, nên khả năng cạnh tranh của ngân hàng bị suy giảm.

Thứ tư, tâm lý, sở thích của người tiêu dùng

Người gửi tiền có tâm lý gửi ở các kỳ hạn ngắn hơn trung dài hạn, để chờ đợi sự biến động của lãi suất, do đó quy mô tiền gửi ngắn luôn chiếm ưu thế so với trung dài hạn. Trong quá trình sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, khách hàng thường có sự so sánh so với các ngân hàng khác, do đó, những yếu kém về công nghệ, thái độ phục vụ thiếu chuyên nghiệp của một bộ phận nhân viên đã làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín thương hiệu của ngân hàng, khiến khách hàng kém mặn mà với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Trên đây là toàn bộ thực trạng huy động vốn tại BIDV Hà Nội trong thời gian gần đây. Số liệu thu thập trong năm năm gần nhất đã chỉ ra rằng huy động vốn tại ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế cần có phương hướng và giải pháp khắc phục kịp thời.

CHƯƠNG 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1. Định hướng hoạt động huy động vốn của BIDV Hà Nội

3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Nội

Theo định hướng chiến lược của BIDV Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015, mục tiêu phát triển của BIDV Hà Nội đến năm 2015:

• Mục tiêu tổng quát: Xây dựng BIDV Hà Nội trở thành một trong ba chi nhánh dẫn đầu trong toàn hệ thống BIDV về hiệu quả hoạt động. Đến năm 2015, BIDV Hà Nội sẽ thực sự trở thành chi nhánh hiện đại với quyết tâm đổi mới tư duy; trẻ hóa nhân sự; thay đổi cốt lõi về phong cách làm, phục vụ khách hàng,…

• Mục tiêu cụ thể:

- Về quản lý:

Xây dựng bộ máy chi nhánh đủ mạnh để hỗ trợ Ban Giám đốc BIDV Hà Nội ra các quyết định kinh doanh nhanh nhạy và chính xác, đồng thời hỗ trợ các đơn vị thuộc BIDV Hà Nội.

Xây dựng hệ thống các quy định, quy chế phù hợp với tình hình thực tế tại Chi nhánh để quản trị điều hành toàn chi nhánh theo đúng chính sách, quy định chung của BIDV và đúng pháp luật. Phân định rõ trách nhiệm của từng chức danh, đề cao kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ được giao. Phân quyền để tạo quyền chủ động của các đơn vị thuộc Chi nhánh; quản trị điều hành thống nhất trong toàn Chi nhánh.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo hoạt động của Chi nhánh phải được kiểm tra, soát xét cả trước và sau khi thực hiện nhằm đảm bảo mọi hoạt động của BIDV Hà Nội đúng chính sách, quy định của BIDV, đúng pháp luật, thực hiện tốt các quy định, quy chế, quy trình mà BIDV đưa vào áp dụng trên toàn hệ thống để giảm thiểu mọi rủi ro.

Thiết lập và áp dụng có hiệu quả hệ thống thông tin kiểm soát nội bộ đảm bảo cập nhật thông tin, báo cáo quản trị phục vụ cho quá trình xử lý và ra quyết định kịp thời.

- Về địa bàn hoạt động: Tiếp tục tập trung mở rộng, phát triển hoạt động tại địa bàn thành phố Hà Nội.

- Về khách hàng: phát triển mở rộng nền khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Về sản phẩm dịch vụ: Tăng cường và nâng tỷ lệ thu dịch vụ ròng tại chi nhánh trong cơ cấu kinh doanh của ngân hàng, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 30%/năm.

- Về mối quan hệ với các chi nhánh khác trong hệ thống: Quan hệ hỗ trợ, hợp tác với các chi nhánh khác trong hệ thống BIDV để cùng phát triển vì mục tiêu chung của toàn hệ thống.

- Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động, kinh doanh giai đoạn 2011 - 2015:

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng tài sản: bình quân > 6%/ năm.

+ Tăng trưởng tín dụng cuối kỳ: bình quân 15%/ năm. Trong đó, tăng trưởng tín dụng bán lẻ cuối kỳ bình quân tăng 40%/ năm.

+ Tỷ lệ nợ xấu: ≤ 1%.

+ Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận trước thuế: bình quân 25-30%/ năm.

3.1.2. Định hướng tăng cường hoạt động huy động vốn tại BIDV Hà Nội

Nghiêm túc thực hiện quy định trần lãi suất huy động vốn VNĐ theo Chỉ thị 02, Thông tư 30, lãi suất ngoại tệ theo thông tư 14 của NHNN, không thực hiện vượt trần lãi suất dưới mọi hình thức.

Tiếp tục xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, chủ động nghiên cứu, nắm bắt tình hình thị trường và thông tin hoạt động của các NHTM khác trên địa bàn. Xác định rõ những khó khăn trong công tác huy động vốn, các giải pháp duy trì và gia tăng vốn.

Tăng cường các cơ chế khuyến khích, chính sách động lực trong hoạt động huy động vốn, tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn dân cư; điều hành chủ động, linh hoạt nguồn vốn huy động, gắn công tác huy động vốn việc sử dụng vốn một cách

hiệu quả đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng.

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2011- 2015 là 25%- 30%/ năm; Chuyển dịch cơ cấu huy động vốn theo hướng tiếp tục tăng trưởng quy mô huy động vốn từ định chế tài chính, tổ chức kinh tế, phát triển huy động vốn từ dân cư, hộ gia đình, phấn đấu tỷ trọng huy động vốn từ dân cư, hộ gia đình chiếm >55% vào năm 2015. Phấn đấu đạt và duy trì tỷ trọng vốn trung dài hạn ở mức tối thiểu là 20%/tổng huy động vốn để đảm bảo an toàn và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thống nhất trong chỉ đạo điều hành về ưu tiên tăng trưởng quy mô để ổn định nền vốn và thị phần, đưa mục tiêu hiệu quả xuống mức ưu tiên thứ hai trong điều kiện áp lực cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn.

3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại BIDV Hà Nội

Trong điều kiện nền kinh tế dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn trong hệ thống ngân hàng ngày càng gay gắt hơn. Kế hoạch tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2011 -2015 đạt 25% -30%/năm là một thách thức đòi hỏi chi nhánh phải tập trung nỗ lực, triển khai kịp thời các giải pháp để hoàn thành mục tiêu kế hoạch đặt ra. Chi nhánh cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

3.2.1. Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt hơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng cần có giải pháp kịp thời để lãi suất không trở thành điểm yếu của ngân hàng, bằng cách áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, kịp thời hơn.

Các giải pháp cụ thể:

+ Lãi suất huy động cần gắn với lãi suất huy động thực tế trên địa bàn chi nhánh hoạt động. Mục tiêu để đảm bảo lãi suất của ngân hàng ở mức hợp lý, có thể

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 69 - 88)