Các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 26 - 30)

Hoạt động huy động vốn của NHTM không chỉ phụ thuộc vào định hướng của ngân hàng mà còn thường chịu sự điều tiết của các cơ quan quản lý Nhà nước, của hội sở chính của ngân hàng. Do vậy, xét trên các giác độ khác nhau, kết quả huy động vốn cũng được đánh giá khác nhau. Dưới đây tác giả đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn đứng ở vị trí của nhà quản lý ngân hàng.

• Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Quy mô nguồn vốn là một trong các yếu tố thể hiện quy mô, vị thế của ngân hàng. Quy mô nguồn huy động gia tăng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao tính thanh khoản, tăng cường tiếp cận đối với các dự án đầu tư sinh lời. Quy mô vốn hợp lý là quy mô vốn đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư của ngân hàng. Nếu huy động quá lớn so với sử dụng vốn cũng gây là tình trạng dư thừa vốn, gia tăng chi phí không cần thiết. Nếu huy động không đủ cho nhu cầu sử dụng vốn sẽ làm giảm cạnh tranh, mất khách hàng, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh việc đảm bảo một quy mô vốn phù hợp, tốc độ tăng trưởng huy động vốn luôn là một chỉ tiêu quan trọng các ngân hàng đặt ra trong hoạt động kinh doanh của mình. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng phát triển nền khách hàng, mở rộng

thị phần, tính ổn định bền vững của nguồn... Thông thường, các ngân hàng đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng quy mô năm sau lớn hơn năm trước, có như vậy mới đảm bảo cho sự phát triển các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động được tính bằng công thức sau: Tốc độ tăng

trưởng nguồn vốn huy động

= ∑Nguồn vốn huy động kỳ này –∑Nguồn vốn huy động kỳ trước

∑Nguồn vốn huy động kỳ trước

• Cơ cấu nguồn vốn huy động

Các ngân hàng thường phải xây dựng một cơ cấu vốn huy động mục tiêu. Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng đến việc ra quyết định phương án sử dụng vốn của ngân hàng, hoặc căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn, ngân hàng đặt ra mục tiêu cơ cấu vốn huy động phù hợp.

Cơ cấu của nguồn vốn huy động được xem xét theo đối tượng khách hàng, theo kì hạn và theo loại tiền tệ. Cơ cấu nguồn vốn được tính bằng chỉ tiêu sau:

Tỷ trọng từng loại nguồn vốn

= Nguồn vốn loại i

∑Nguồn vốn

Đánh giá kết quả huy động vốn thông qua chỉ tiêu cơ cấu vốn cần được xem xét trong mối liên hệ với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Từ đó, nhà quản lý ngân hàng thấy được nguồn vốn nào đang huy động được nhiều nhất, ít nhất, nguồn vốn nào đang dư thừa, đang thiếu, nguồn nào cần gia tăng quy mô huy động… để đưa ra các giải pháp huy động phù hợp. Đồng thời trên cơ sở so sánh với mục tiêu cơ cấu nguồn vốn đặt ra, với nhu cầu sử dụng vốn thực tế, ngân hàng sẽ đánh giá được sự hợp lý của cơ cấu vốn. Sự phù hợp về kỳ hạn giữa huy động vốn với sử dụng vốn để hạn chế rủi ro kỳ hạn; sự phù hợp về loại tiền tệ để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá…

Hệ số sử dụng vốn đánh giá sự phù hợp giữa huy động vốn với sử dụng vốn. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Hệ số sử dụng vốn = Dư nợ cho vay cuối kỳ

Tổng nguồn vốn huy động cuối kỳ x 100%

Cơ cấu nguồn vốn huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng về kỳ hạn, loại tiền. Sự cân đối về kỳ hạn được thể hiện thông qua việc ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tư ngắn hạn và vốn trung dài hạn để cho vay, đầu tư trung dài hạn. Tương tự, sự cân đối về loại tiền tệ thể hiện thông qua việc ngân hàng có đủ nguồn nội tê, ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn hay không. Cơ cấu của nguồn vốn được xem là hợp lý nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch, nhu cầu sử dụng vốn với chi phí thấp nhất.

• Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là toàn bộ số tiền ngân hàng phải bỏ ra để có được nguồn vốn huy động. Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi trả lãi. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Chi phí huy động vốn = Chi phí trả lãi + Chi phí phi lãi

Chi phí trả lãi chiếm phần lớn trong chi phí huy động, được thể hiện thông qua lãi suất huy động. Lãi suất huy động càng cao càng tạo lợi thế cho ngân hàng trong việc huy động vốn.Tuy nhiên, lãi suất cao làm gia tăng chi phí của ngân hàng và nếu doanh thu không tăng kịp để bù đắp cho chi phí, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm.

Lãi suất huy động được phân biệt theo nhiều hình thức khác nhau như: phân biệt theo thời gian huy động, theo loại tiền huy động, theo quy mô nguồn vốn huy động, theo rủi ro của ngân hàng và theo các dịch vụ tiện ích ngân hàng cung cấp đi kèm với sản phẩm huy động.

Lãi suất huy động bình quân = ∑ Chi phí trả lãi

∑Nguồn vốn huy động bình quân Tuy nhiên, để huy động được vốn, ngoài chi phí trả lãi, ngân hàng còn phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nữa gọi chung là chi phí phi lãi. Chi phí phi lãi rất đa dạng, bao gồm: chi phí trả trực tiếp cho người gửi tiền (quà tặng, quay số trúng

thưởng, bảo hiểm tiền gửi,..), chi phí chứng từ, chi phí nhân viên bộ phận huy động vốn, chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí khấu hao tài sản cố định phân bổ cho hoạt động huy động vốn. Trong một vài năm gần đây, khoản mục chi phí phi lãi ngày càng có xu hướng gia tăng.

Chi phí huy động vốn bình quân = ∑ Chi phí huy động

∑Nguồn vốn huy động bình quân Khi xem xét yếu tố chi phí huy động vốn để đánh giá kết quả huy động vốn, ngân hàng cần xem xét trong các điều kiện không gian và thời gian cụ thể, so sánh với mặt bằng chung chi phí huy động vốn của các ngân hàng khác trên địa bàn. Thông thường, quy mô vốn huy động càng cao thì chi phí huy động càng cao, và ngược lại. Do vậy, khi xem xét riêng biệt chỉ tiêu này thì không thể đưa ra kết luận về kết quả huy động vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này cần được đặt trong mối tương quan với các chỉ tiêu quy mô, cơ cấu vốn, sao cho chi phí vốn huy động được giảm thiểu tối đa nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, vẫn đảm bảo đem lại kết quả hoạt động kinh doanh tốt nhất có thể.

• Chênh lệch lãi suất bình quân

Chênh lệch lãi suất bình quân là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa lãi suất đầu ra bình quân (lãi thu được từ hoạt động cho vay, đầu tư) và lãi suất đầu vào bình quân (lãi phải trả cho các khoản vốn huy động). Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:

Chênh lệch lãi suất bình quân =

Thu từ lãi cho vay và đầu tư Tổng tài sản sinh lời bình quân -

Chi lãi

Tổng nguồn vốn huy động bình quân Chênh lệch lãi suất bình quân đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay. Chênh lệch lãi suất bình quân thể hiện phần doanh lợi bù đắp cho các chi phí phi lãi, cho các rủi ro ngân hàng phải chịu và mức lợi nhuận yêu cầu của ngân hàng. Thông thường, chỉ tiêu này càng cao khả

năng sinh lời của ngân hàng càng lớn, hiệu quả huy động vốn cũng như là hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng cao. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp do phần bù đắp các chi phí phi lãi lớn, trong khi lợi nhuận đem lại cho ngân hàng thấp, khi đó, kết quả huy động vốn cũng không được đánh giá là tốt.

Để đánh giá kết quả huy động vốn, nhà quản lý ngân hàng phải kết hợp các chỉ tiêu để có thể đánh giá một cách tổng thể, toàn diện. Ngoài ra, dựa trên đặc điểm, phương thức quản lý khác nhau của mỗi ngân hàng, các chỉ tiêu này phản ánh kết quả huy động vốn ở các mức độ khác nhau.

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w