Chi phí huy động vốn bình quân

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 60 - 62)

Đơn vị : Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Chi phí trả lãi (1) 417.158 454.978 526.905 624.990 491.825

Chi phí phi lãi (2) 53.580 64.058 85.559 116.209 89.635

Trong đó:

- Chi phí trả cho người gửi tiền(quà tặng, bảo hiểm tiền gửi..)

6.430 16.655 18.823 16.269 13.445

- Chi phí nhân viên 12.323 7.687 10.267 15.107 14.342

- Chi phí chứng từ 5.251 7.046 7.700 9.878 8.157

- Chi phí quảng cáo 8.037 6.021 17.112 29.052 20.616

- Chi phí khấu hao TSCĐ 5.439 12.812 9.411 17.431 14.342

- Chi phí quản lý 7.501 9.609 9.411 15.107 8.964 - Chi phí khác 8.599 4.228 12.834 13.364 9.770 Tổng chi phí huy động (3)=(1)+(2) 470.738 519.036 612.464 741.199 581.460 Tổng nguồn vốn huy động bình quân (4) 7.654.275 8.212.597 8.471.143 9.765.468 7.794.372

Lãi suất huy động bình quân

A1=(1)/(4) 5,45% 5,54% 6,22% 6,40% 6,31%

Chi phí huy động bình quân

B1=(3)/(4) 6,15% 6,32% 7,23% 7,59% 7,46%

Lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng nhóm G12

(A2)

5,52% 6,09% 6,83% 7,22% 7,09% Chi phí huy động bình quân

của các ngân hàng nhóm G12

(B2) 6,26% 6,94% 7,92% 8,47% 8,28%

A2-A1 0,07% 0,55% 0,61% 0,82% 0,78%

B2-B1 0,11% 0,62% 0,69% 0,88% 0,82%

(Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn 2007 - 2011 của Phòng kế hoạch tổng hợp và Báo cáo đánh giá kết quả huy động vốn giai đoạn 2007 - 2011 của Ban Alco- BIDV)

Yếu tố hình thành nên chi phí huy động vốn bình quân chủ yếu là khoản mục chi phí trả lãi. Lãi suất huy động bình quân của chi nhánh các năm qua có xu hướng tăng dần, năm 2011 có giảm nhẹ so với năm trước, và ở mức bình quân 6,31%/năm. Điều này là phù hợp với diễn biến lãi suất trên thị trường. Từ khoảng cuối năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lãi suất trong nước có sự biến động khá lớn, đã thiết lập một mặt bằng lãi suất huy động cao hơn so với thời kỳ trước. Ngoài ra, do các ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, tình trạng

một vài ngân hàng thiếu thanh khoản tạm thời, ngân hàng cho vay với lãi suất vượt trần kéo theo sự tăng lên của lãi suất huy động,… đã làm cho lãi suất huy động vốn bình quân của ngân hàng tăng.

Tỷ lệ chi phí phi lãi trong tổng chi phí huy động vốn bình quân cũng có xu hướng tăng qua các năm. Đặc biệt là từ năm 2009, khi ngân hàng bắt đầu đẩy mạnh chính sách chăm sóc khách hàng, tỷ lệ chi phí ngoài lãi thường xuyên chiếm khoảng 1,15% chi phí huy động bình quân. Các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải trả chiếm phần lớn là chi phí thanh toán trực tiếp cho người gửi tiền, chi phí quảng cáo, chi phí nhân viên, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí khác như chi phí chăm sóc khách hàng.

Nhóm G12 bao gồm 12 NHTM dẫn đầu trong nước về quy mô, thị phần, với thị phần huy động vốn, dư nợ tín dụng chiếm khoảng 80% toàn ngành. Ta thấy rằng chi phí huy động vốn bình quân, lãi suất huy động vốn bình quân của chi nhánh thấp hơn so với các ngân hàng khác. Mức chênh lệch rõ rệt nhất là từ năm 2008, và có dấu hiệu ngày càng lớn. Tuy nhiên, chênh lệch lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng nhóm G12 so với của chi nhánh vẫn ở mức dưới 1%/năm. Các chi phí ngoài lãi trung bình của các NHTM thuộc nhóm G12 cũng cao hơn so với của chi nhánh, bình quân cao hơn khoảng 0,06%/năm. Mức chênh này là không lớn.

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 60 - 62)