Ngân hàng cần có giải pháp kịp thời để lãi suất không trở thành điểm yếu của ngân hàng, bằng cách áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, kịp thời hơn.
Các giải pháp cụ thể:
+ Lãi suất huy động cần gắn với lãi suất huy động thực tế trên địa bàn chi nhánh hoạt động. Mục tiêu để đảm bảo lãi suất của ngân hàng ở mức hợp lý, có thể chấp nhận được. Muốn vậy, khoảng cách lãi suất giữa chi nhánh với mức bình quân thực tế trên địa bàn cần được định lượng, để từ đó xây dựng mức bù đắp hợp lý cho khách hàng bằng những hình thức khác nhau (thông qua áp dụng chính sách chăm sóc, hỗ trợ, ưu đãi lãi suất, ưu đãi phí dịch vụ khi sử dụng các sản phẩm đầu ra của
ngân hàng…).
+ Lãi suất huy động trên cơ sở tính toán hợp lý với lãi suất đầu ra để đảm bảo hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
+ Tăng cường công tác dự báo biến động của lãi suất, nhu cầu sử dụng vốn để chủ động trong điều hành lãi suất huy động: Các phòng xây dựng kế hoạch sử dụng vốn nghiêm túc, kỹ lưỡng, trên cơ sở thực tế và kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng; Bám sát kế hoạch đó để chỉ đạo điều hành phân bổ vốn theo các đối tượng khách hàng; Công tác dự báo có thể giao cho Phòng kế hoạch tổng hợp làm đầu mối, bởi vì phòng là đầu mối thực hiện chỉ đạo lãi suất của chi nhánh, thực hiện chỉ đạo lãi suất của hội sở.
+ Lãi suất đối với các sản phẩm huy động bằng ngoại tệ, trung dài hạn cần tạo sự linh hoạt giữa thời gian gửi thực tế với lãi suất tối đa khách hàng được hưởng theo quy định, áp dụng hình thức trả lãi định kỳ trong suốt thời gian gửi, cho phép rút gốc từng phần hoặc một lần trong thời gian gửi nhưng vẫn đảm bảo lãi suất hợp lý tối đa.
+ Cần có quyết định kịp thời, linh hoạt hơn đối với các khách hàng có số dư huy động tiền gửi lớn, có tiềm năng phát triển, có thể duy trì ổn định và lâu dài, nhất là các khách hàng do cán bộ chi nhánh tiếp thị. Việc áp dụng lãi suất huy động ưu đãi đối với các khách hàng này cần có cơ chế, biện pháp cụ thể, rõ ràng, để chi nhánh có thể chủ động hơn trong các trường hợp cụ thể.