Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động huy động

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 82 - 83)

vốn của ngân hàng

Chi nhánh cần nghiên cứu, xem xét các điều kiện cụ thể để từng bước xây dựng bộ phận kiểm tra, giám sát vững mạnh, độc lập hơn. Các giải pháp đưa ra:

+ Trước hết, bộ phận quản lý rủi ro tác nghiệp cần được bổ sung thêm cán bộ chuyên trách. Tác giả luận văn đề xuất tăng số lượng cán bộ từ 02 người lên 04 hoặc 05 người, đáp ứng theo tiêu chí hiệu suất công việc của BIDV.

+ Công tác kiểm tra cần được tiến hành độc lập, hạn chế việc huy động nhân lực từ các bộ phận khác như hiện nay, đảm bảo tính minh bạch trong kiểm tra, giám sát.

+ Công tác kiểm tra, giám sát cũng cần triển khai thường xuyên và sát sao hơn. Chẳng hạn như công tác thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng của các phòng có thể tăng lên 1 quý/ lần, với số lượng thu thập lớn hơn (khoảng 15-20 phiếu/kỳ), tăng cường kiểm tra trực tiếp tại quầy giao dịch, kiểm tra đột xuất…

+ Về định hướng lâu dài, bộ phận quản lý rủi ro tác nghiệp có thể tách thành một phòng riêng, có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Đây sẽ là cơ sở để công tác giám sát, kiểm tra, xử phạt của chi nhánh được toàn diện, nâng cao hiệu quả.

+ Công tác kiểm tra, giám sát phải gắn với hoạt động khen thưởng, xử lý vi phạm. Đối với các trường hợp có ý kiến phản hồi tốt từ khách hàng, có thái độ và tinh thần tốt, đề nghị có động viên, khen thưởng kịp thời; Ngược lại, đối với các trường hợp chưa hoàn thành nhiệm vụ, có thái độ thiếu nghiêm túc chi nhánh cần có biện pháp khắc phục và xử lý.

Về công tác quản lý hoạt động huy động vốn của ngân hàng, đòi hỏi cần có các công cụ hỗ trợ đắc lực và sự cương quyết, nhạy bén hơn nữa của Ban lãnh đạo ngân hàng. Chi nhánh cần tăng cường hoạt động nghiên cứu, tổng hợp, dự báo thị trường, nhận diện khách hàng tiềm năng, có các biện pháp ứng xử kịp thời hơn để thu hút khách hàng gửi tiền tại chi nhánh. Tại BIDV Hà Nội, Phòng kế hoạch tổng hợp là đầu mối triển khai chính sách lãi suất, Phòng quan hệ khách hàng cá nhân là đầu mối triển khai sản phẩm, do đó, chi nhánh có thể giao cho hai phòng này phối hợp giữ vai trò đầu mối công tác dự báo, tham mưu quản lý huy động vốn cho lãnh đạo. Trên cơ sở đó, cải tiến tổ dịch vụ và huy động vốn, không chỉ gồm những cán bộ chủ chốt của các phòng bán lẻ, mà cần có các cán bộ chủ chốt am hiểu, biết tổng hợp, phân tích dữ liệu, thu thập, đánh giá thông tin khách hàng, giúp nâng cao chất lượng tham mưu cho lãnh đạo trong công tác huy động vốn.

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà nội (Trang 82 - 83)