Về lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ac tại hà nội thực hiện (Trang 129 - 133)

II. Phải thu dài hạn

3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán:

3.2.1 Về lập kế hoạch kiểm toán

KTV nên thu thập thêm các thông tin liên quan đến các doanh nghiệp trong ngành có cùng quy mơ với đơn vị, các chỉ số đánh giá chung của toàn ngành để thấy được vị trí trong ngành của khách hàng. Có thể thực hiện theo mẫu:

Bảng 3.1: So sánh với thơng tin ngành

Chỉ tiêu Năm nay Chênh lệch Tỷ số

(%) Đơn vị Ngành (1) (2) (3) (4)= (2)-(3) (5)=(4)/(3)*100 Doanh thu Lợi nhuận Tỷ suất sinh lời của doanh thu Số ngày thu tiền bình quân … … … … … Nhận xét :

Tìm hiểu về hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro

Các kỹ thuật tìm hiểu hệ thống KSNB cần được mở rộng để đáp ứng nhu cầu kiểm toán và nâng cao chất lượng kiểm tốn của cơng ty. Trên cơ sở những thơng tin thu thập được, KTV nên tóm tắt lại tồn bộ những thơng tin về hệ thống KSNB dưới dạng bảng tường thuật, bảng câu hỏi về hệ thống KSNB hoặc lưu đồ tùy theo từng trường hợp cụ thể và lưu trữ vào hồ sơ kiểm tốn. Điều đó khơng chỉ nhằm mục đích đạt được sự hiểu biết để đánh giá độ tin cậy của hệ thống KSNB mà cịn hướng tới việc hình thành các ý kiến tư vấn cho khách hàng.

Có ba phương pháp được sử dụng để mô tả hệ thống KSNB là: bảng câu hỏi, bảng tường thuật và lưu đồ. Bảng câu hỏi thường được thiết lập sẵn nên KTV có thể sử dụng đơn giản, nhanh chóng mà khơng bỏ sót các vấn đề quan trọng. Tuy nhiên tính linh động của bảng câu hỏi lại khơng cao. Bên cạnh đó KTV có thể sử dụng kèm bảng tường thuật, nó sẽ cung cấp cho KTV sự phân tích về cơ cấu kiểm sốt, giúp cho KTV hiểu biết thêm về hệ thống kiểm soát của khách hàng. Điểm hạn chế của bảng tường thuật là phụ thuộc vào cách

bảng câu hỏi và bảng tường thuật sẽ chiếm nhiều thời gian nếu KTV muốn tìm hiểu một cách đầy đủ về hệ thống KSNB của khách hàng. Trường hợp này KTV sử dụng phương pháp lưu đồ sẽ là thích hợp nhất. Phương pháp này giúp KTV nhận định chính xác hơn về các thủ tục kiểm soát áp dụng đối với hoạt động, dễ dàng nhận ra điểm mạnh cũng như những hạn chế trong hệ thống kiểm soát của khách hàng, giúp KTV chỉ ra được các thủ tục kiểm toán cần bổ sung. Bảng câu hỏi và bảng tường thuật cung cấp cho KTV những thơng tin phân tích về hệ thống kiểm sốt của khách hàng giúp KTV hiểu biết đầy đủ hơn về hệ thống kiểm soát và lựa chọn được những ký hiệu, sơ đồ phù hợp cho việc mô tả. Do đó việc sử dụng kết hợp 3 hình thức trên sẽ giúp cho KTV có cái nhìn tối ưu về hệ thống KSNB của khách hàng và thuận tiện cho KTV khác làm việc cho những năm tiếp theo.

KTV cần vận dụng các phương pháp thích hợp để tiến hành kiểm tra hệ thống kiểm soát của từng khách hàng sẽ thu được các thông tin về hệ thống KSNB tin cậy, chính xác hơn, bao gồm các phương pháp: phỏng vấn, quan sát, kiểm tra dấu vết lưu lại, yêu cầu thực hiện lại…

Về việc tính tốn và phân bổ mức trọng yếu

Việc xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm tốn cịn mang nặng tính chủ quan và kinh nghiệm nghề nghiệp của bản thân KTV. Công ty TNHH Kiểm tốn Immanuel khơng thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục phải thu khách hàng. Vì vậy, KTV cần căn cứ vào đặc điểm, khả năng sai phạm, tính trọng yếu của khoản mục phải thu khách hàng của từng đơn vị được kiểm toán để thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục phải thu khách hàng cũng như các khoản mục khác. KTV cần đưa ra những lý luận hợp lý cho việc chọn chỉ tiêu làm căn cứ xác định mức trọng yếu, muốn vậy KTV phải tìm hiểu kỹ về lĩnh vực hoạt động, mơi trường hoạt động, mơi trường kiểm sốt nói chung và đối với khoản mục phải thu khách hàng của đơn vị được kiểm tốn. Để đảm bảo tính thận trọng KTV nên chọn giá trị nhỏ nhất trong các chỉ tiêu làm mức trọng yếu chung cho toàn bộ BCTC. Lựa chọn tỷ lệ xác định mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua cần được cân nhắc,

thực hiện cả trong q trình thực hiện kiểm tốn để điều chỉnh mức lại trọng yếu ban đầu cho phù hợp nếu KTV xét thấy mức trọng yếu ban đầu là quá cao hoặc quá thấp.

Đặc điểm của việc xác định mức trọng yếu là phụ thuộc nhiều vào khả năng xét đoán nghề nghiệp nên cơng ty cần tăng về số lượng các KTV có năng lực chun mơn cao. Đồng thời, cần thường xuyên bồi dưỡng năng lực cho các KTV bằng việc cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

Đánh giá về mức độ rủi ro

Việc xác định mức độ RRTT, RRKS đối với khoản mục phải thu khách hàng cần được thể hiện cụ thể, chi tiết trên giấy tờ làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán. Đối với những khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, KTV cần kiểm tra về hệ thống KSNB chi tiết và đầy đủ để có thể đánh giá về hệ thống

KSNB phải thu khách hàng của đơn vị được kiểm tốn một cách chính xác nhất, từ đó đưa ra kết luận về RRKS đối với khoản mục phải thu khách hàng, đồng thời lưu file hồ sơ kiểm toán làm căn cứ xác định RRKS cho những năm kiểm toán tiếp theo.

Tìm hiểu sâu hơn về những đặc điểm ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm dịch vụ cung cấp… có ảnh hưởng đến khoản mục phải thu khách hàng. Từ đó, đánh giá về đặc điểm của khoản mục phải thu khách hàng tại mỗi đơn vị được kiểm toán, các khả năng sai phạm, rủi ro trọng yếu liên quan đến phải thu khách hàng để đưa ra kết luận hợp lý nhất về RRTT của khoản mục phải thu khách hàng.

Công ty cần xây dựng căn cứ xác định mức độ RRTT, RRKS đối với toàn bộ BCTC và đối với riêng từng khoản mục một cách hợp lý.

Chương trình kiểm tốn

Mỗi khách hàng có đặc điểm về hoạt động kinh doanh khác nhau, loại hình doanh nghiệp khác nhau, đặc điểm về cơng nợ phải thu khách hàng cũng khác nhau, do đó chương trình kiểm tốn có thể phù hợp với khách hàng này nhưng chưa thực sự phù hợp với khách hàng khác. Vì vậy, để đem lại hiệu quả kiểm toán cao, tiết kiệm thời gian thực hiện, công ty nên tự thiết kế

chương trình kiểm tốn cho từng loại hình doanh nghiệp như cơng ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh…; từng lĩnh vực hoạt động như DN thương mại dịch vụ, DN sản xuất… dựa trên chương trình kiểm tốn mẫu của Tập đồn kiểm tốn quốc tế Baker Tilly International. Khi thực hiện kiểm toán, KTV khơng cần mất nhiều thời gian phân tích để lựa chọn thủ tục kiểm tốn cho thích hợp với từng khách hàng và đảm bảo được sự đồng bộ về giấy tờ làm việc.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ac tại hà nội thực hiện (Trang 129 - 133)