Tình hình hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hà nội (Trang 33 - 36)

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

2.1.3.1 Tình hình hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Huy động vốn là hoạt động quan trọng đầu tiên và là khâu khơng thể thiếu trong

tồn bộ q trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm tạo ra nguồn tiền để cho vay và đầu tư khác. Công tác huy động vốn gắn liền với công tác cho vay vốn.

Trên cơ sở nhận thức rõ những điều đó, ngay từ khi mới thành lập NHNo&PTNT

Tây Hà Nội đã xác định cho mình một hướng đi phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh và đã đạt được những kết quả bước đầu:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

ST % ST % So với 2008 ST % So với 2009 ST % ST % Tổng nguồn vốn huy động 2,536 100 2,901 100 365 14.39 3,366 100 465 16.03 Theo kỳ hạn + TG không kì hạn 465 18.34 534 18.41 69 14.84 598 17.77 64 11.99 + TG ≤ 12 tháng 679 26.77 716 24.68 37 5.45 917 27.24 201 28.07 + TG >12 tháng 1,392 54.89 1,651 56.91 259 18.61 1,851 54.99 200 12.11

Theo đôi tượng khách hàng

+ TG dân cư 475 18.73 560 19.30 85 17.89 625 18.57 65 11.61

+ TG TCKT 1,323 52.17 1,340 46.19 17 1.28 2,436 72.37 1,096 81.79

+ TG TCTD 738 29.10 1001 34.51 263 35.64 305 9.06 -696 -69.53

Theo loại tiền

+ VNĐ 2,105 83.00 2,344 80.80 239 11.35 2,596 77.12 252 10.75

+ Ngoại tệ đã quy đổi 431 17.00 585 20.17 154 35.73 770 22.88 185 31.62

Xác định rõ huy động vốn là công tác trọng yếu trong hoạt động kinh doanh, những năm qua NHNo&PTNT Tây Hà Nội luôn phấn đấu huy động vượt chỉ tiêu đề ra, năm sau cao hơn năm trước. Tổng nguồn vốn huy động các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 2,536; 2,901; 3,366 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng từng năm là 14.39%, 16.03%. Đây được coi là kết quả khả quan của ngân hàng khi trong bối cảnh nền kinh tế vẫn cịn gặp khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.

Xét theo kỳ hạn gửi tiền: Tiền gửi các kỳ hạn đều gia tăng qua các năm cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong cơng tác huy động vốn. Trong đó tiền gửi trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, giúp cho ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt. Năm 2008 huy động được 1,392 tỷ đồng vốn trung dài hạn. Năm 2009 đạt 1,651 tỷ đồng tăng 259 tỷ tương ứng với tốc độ tăng trưởng 18.61% và chiếm 56.91% tổng số tiền gửi. Năm 2010 đạt 1,851 tỷ đồng tăng 200 tỷ tương ứng với tốc độ tăng trưởng 12.11%, chiếm 54.99% tổng số tiền gửi. Nguồn vốn trung dài hạn thường có chi phí cao, song nó lại là nguồn đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng do có thời gian sử dụng dài và linh hoạt. NHNo&PTNT Tây Hà Nội huy động được một khối lượng lớn nguồn vốn này được coi là tín hiệu tốt cho kết quả kinh doanh. Đồng thời cũng đặt ra bài toán nâng cao hiệu quả quản lý các khoản cho vay trung dài hạn. Ngoài tiền gửi trung dài hạn chiếm đa số, cịn có các khoản tiền gửi khơng kỳ hạn và ngắn hạn cũng đóng góp khơng ít trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Xét theo đối tượng tiền gửi: Tiền gửi của dân cư và TCKT tăng nhanh qua các năm, có sự tăng trưởng ổn định. Cụ thể năm 2009 huy động từ dân cư được 560 tỷ đồng tăng 19.3% so với năm 2008, năm 2010 đạt 625 tỷ đồng tăng 11.61% so với năm 2009. Tiền gửi TCKT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng vốn huy động được. Năm 2008, tiền gửi tổ chức kinh tế là 1,323 tỷ đồng chiếm 52.17% tổng số tiền gửi, năm 2009 là 1,340 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 1.28%. Như vậy lượng tiền gửi của TCKT sang năm 2009 có tăng nhưng lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số tiền

gửi so với năm 2008. Đến năm 2010 lượng tiền gửi của TCKT lại tăng đột biến với 2,436 tỷ đồng chiếm 72.34% tổng số tiền gửi với mức độ tăng trưởng là 81.79%. Kết quả này cho thấy ngân hàng đã tạo dựng niềm tin tốt cho các doanh nghiệp để họ coi đây là nơi gửi tiền an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên quy mô này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa bàn huyện Từ Liêm- một khu vực rộng lớn có đơng đảo các TCKT hoạt động. Đáng chú ý là lượng tiền gửi của TCTD tăng nhanh ở năm 2009 nhưng sang năm 2010 lại giảm đột biến. Năm 2009 là 1001 tỷ đồng với mức tăng trưởng là 35.64%, năm 2010 chỉ còn 305 tỷ đồng với mức tăng trưởng -69.53%. Điều đó cho thấy uy tín của ngân hàng trong năm 2010 đã bị ảnh hưởng, đặt ra bài tốn tìm ngun nhân và giải pháp nâng cao vị thế của ngân hàng trong hệ thống các NHTM trong nước.

Xét theo loại tiền tệ: Nguồn vốn bằng VND tăng nhanh qua các năm. Năm 2009 tăng lên 239 tỷ đồng so với năm 2008 với mức độ tăng trưởng là 11.35%. Đến năm 2010 nguồn vốn này đã là 2,596 tỷ đồng tăng lên 252 tỷ đồng so với năm trước đó tương ứng với mức độ tăng trưởng là 10.75%. Sang đến nguồn ngoại tệ đã quy đổi, năm 2008 là 431 tỷ đồng, năm 2009 là 585 tỷ đồng, năm 2010 là 770 tỷ đồng. Như vậy, nguồn ngoại tệ đã quy đổi mà ngân hàng huy động được qua các năm cũng có xu hướng tăng. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả.

Huy động vốn là nghiệp vụ đầu tiên rất quan trọng của NHTM. Trong những năm qua, bên cạnh vài hạn chế, nhìn chung NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã có nhiều thành tích trong cơng tác này, với tốc độ tăng trưởng ổn định. Song để duy trì và nâng cao thành tích này thì ngân hàng cần phải nâng cấp, cải tạo các phòng giao dịch, triển khai nhiều dịch vụ gửi tiền hấp dẫn, mới lạ nhằm thu hút hơn nữa nguồn tiền nhàn rỗi ngoài xã hội.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hà nội (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)