2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng
Song song với việc huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn, có nhiều hình thức sử
động đóng vai trị quan trọng nhất, quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Tây Hà Nội được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay năm 2008-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
ST % ST % So với 2008 ST % So với 2009
ST % ST %
Theo kỳ hạn vay
Cho vay ngắn hạn 1,127 54.66 1,285 52.71 158 14.02 1,216 42.79 -69 -5.37 Cho vay trung hạn 500 24.25 300 12.31 -200 -40.00 369 12.98 69 23.00 Cho vay dài hạn 435 21.10 853 34.98 418 96.09 1,257 44.23 404 47.36
Theo loại tiền
VND 1,764 85.55 1,745 71.58 -19 -1.08 2,214 77.9 469 26.88 Ngoại tệ quy đổi 298 14.45 693 28.42 395 132.55 628 22.1 -65 -9.38
Tổng dư nợ 2,062 100 2,438 100 376 18.23 2,842 100 404 16.57
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2008-2010)
Dù nền kinh tế vẫn cịn gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu mang lại nhưng cơng tác cho vay tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội vẫn có những kết quả tích cực. Tổng dư nợ liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2008 là 2,062 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên 376 tỷ đồng và đạt 2,842 tỷ đồng vào năm 2010 với tốc độ tăng trưởng tín dụng lần lượt từng năm là 18.23%, 16.57%. Trong cơ cấu dư nợ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội là cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ trong năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 54.66%, 52.71%, 42.79%, tuy nhiên lại có xu hướng giảm kéo theo tốc độ tăng trưởng của cho vay ngắn hạn của ngân hàng cũng giảm dần qua các năm, thậm chí xuống mức âm.
Trong năm 2009 cho vay ngắn hạn là 1,285 tỷ đồng tăng 158 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng với mức tăng trưởng là 14.02%; nhưng sang đến năm 2010 con số này giảm đi 69 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng -5.37%. Do ngân hàng mở rộng lĩnh vực cho vay với nhiều thành phần kinh tế và ngành nghề, lĩnh vực. Nhiều DN tuy vừa mới đi vào hoạt động song đã có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả và được ngân hàng chấp thuận cho vay. Cùng với đó là hiệu quả của chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất 4% đối với các khoản vay ngắn hạn nhằm hỗ trợ DNVVN của chính phủ và để tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động hiệu quả, ổn định, NHNN đã hạ thấp lãi suất chỉ đạo từ 14% xuống 7%, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 11% xuống 5%. Cho vay dài hạn tăng mạnh qua các năm. Năm 2009 đạt 853 tỷ đồng, tăng 418 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 96.09%. Sang đến năm 2010, cho vay dài hạn là 1,257 tỷ đồng. ứng với tốc độ tăng trưởng 47.36%. Tuy nhiên, cho vay trung hạn của ngân hàng qua các năm khơng được ổn định, chiếm tỷ lệ nhỏ, có xu hướng giảm về số tiền và tỷ trọng. Cho vay trung hạn trong năm 2009 giảm đi 200 tỷ đồng so với năm 2008 ứng với tốc độ tăng trưởng -40%. Sang 2010 có cải thiện đáng kể ( tăng 69 tỷ đồng) nhưng vẫn cịn thấp so với quy mơ tổng nguồn vốn. Nguyên nhân của sự suy giảm cho vay trung hạn do sau cuộc khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp muốn khôi phục kinh doanh, mở rộng sản xuất nên cần lượng vốn lâu dài để đầu tư, mua sắm trang thiết bị. Vì vậy, cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng lên trong năm 2010 kéo theo đó là sự giảm sút của cho vay ngắn hạn.
Theo loại tiền tệ, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bằng nội tệ năm 2010 (26,88%) tăng so với năm 2009 (-1,08%) trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ giảm đáng kể. do biến động của thị trường ngoại hối và chính sách điều tiết vĩ mơ hạ thấp lãi suất nội tệ của Chính phủ. So với việc mất giá của đồng nội tệ, một số doanh nghiệp lựa chọn vay bằng đồng ngoại tệ để đảm bảo an toàn cho khoản vay của mình kết quả là tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ năm 2009 tăng
chóng mặt lên đến mức là 132,55%, nhưng đến năm 2010 con số này giảm xuống - 9,38%. Diễn biến kinh tế những tháng cuối năm 2009 tiếp tục là thách thức cho thực thi chính sách tiền tệ như thâm hụt cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách cũng tăng cao, mức thâm hụt năm 2009 là 6,5% GDP buộc ngân sách phải vay nợ nhiều, qua đó mà gây áp lực giảm giá VND. Nhưng chính sách điều tiết vĩ mơ thì lãi suất lại thấp (lãi suất cho vay hỗ trợ, trần lãi suất cho vay..) gây áp lực giảm giá VND, đồng thời kích thích nhu cầu sử dụng tiền đồng, tăng nhu cầu tín dụng, gây ra vịng xốy khan hiếm tiền đồng, gây áp lực cho NHNN phải cung ứng thêm tiền đồng. Điều này tiếp tục gây áp lực giảm giá VND. Đồng thời, sự biến động mạnh của giá vàng cũng có những tác động bất lợi đến tỷ giá. Trước tình hình đó NHNN đã kịp thời điều chỉnh nâng tỷ giá, thu hẹp biên độ tỷ giá từ +/-5% xuống còn +/-3%, đồng thời yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm biên độ tỷ giá. Thị trường ngoại hối bớt căng thẳng, theo đó cho vay bằng ngoại tệ cũng suy giảm, các doanh nghiệp trở lại huy động vốn bằng VND. Theo đó dư nợ cho vay của ngân hàng bằng nội tệ cũng gia tăng năm 2010 là 469 tỷ đồng so với năm 2009.
Nói chung, tình hình dư nợ cho vay của chi nhánh theo chiều gia tăng những cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do tính chất của các khoản vay cộng thêm vào đó là diễn biến khó khăn của nền kinh tế.