ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hà nội (Trang 60 - 65)

VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI

3.1.1 Định hướng phát triển

Như các NHTM khác, NHNo&PTNT Tây Hà Nội cũng có những nhiệm vụ, mục tiêu, định hướng cho hoạt động kinh doanh của mình. Nhằm khai thác triệt để tiềm năng vốn có, phát huy các kết quả đạt được đi đơi với khắc phục những khó khăn, những hạn chế, hướng tới ổn định an toàn, hiệu quả, chất lượng và phát triển.

Căn cứ vào mục tiêu và chiến lược kinh doanh sau khi thành lập của hội đồng quản trị, các nhiệm vụ và giải pháp hoạt động kinh doanh của Giám đốc, Chi nhánh đã đề ra mục tiêu và các giải pháp phát triển kinh doanh trong năm 2011. Cụ thể như sau :

- Nguồn vốn : tăng từ 20-30% (khoảng 3400 tỷ đến > 3600 tỷ đồng)

- Dư nợ : đảm bảo mức tăng trưởng phù hợp theo định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam ( tăng trưởng từ 11-12%). Phấn đấu đến cuối năm 2011 dư nợ đạt khoảng 2.900-3.100 tỷ.

- Tỷ lệ nợ quá hạn : Dưới 4%

- Tỷ lệ cho vay trung dài hạn : <50%

- Dịch vụ : Tăng trưởng khoảng 30 % so với năm 2010 - Quỹ thu nhập : Đủ lương V 1+V2 và có lương năng suất

3.1.1.1 Về nguồn vốn

 Tiếp tục mở rộng mạng lưới, trong năm 2011 triển khai thêm 2 điểm giao dịch mới nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế.

 Đa dạng hóa hình thức huy động vốn, với lãi suất linh hoạt, phù hợp, phong phú về thời hạn và các hình thức trả lãi... Cải tiến thủ tục tạo điều kiện cho người dân có thói quen gửi tiền tiết kiệm và sử dụng các dịch vụ Ngân hàng như thẻ tín dụng, thẻ ATM...

 Tăng cường công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

 Giao chỉ tiêu dư nợ gắn với chỉ tiêu tăng trưởng vốn huy động.

 Giao chỉ tiêu kế hoạch cho các bộ phận, gắn với thi đua khen thưởng kịp thời  Phối hợp chặt chẽ giữa các phịng nghiệp vụ chun mơn để thực hiện nhanh chóng, có hiệu quả cơng việc được giao.

 Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua :

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn có kỳ hạn và lãi suất hợp lý.

- Phân tích thị trường nhằm tìm kiếm khách hàng có tiềm năng về vốn. Từ đó tiếp thị để khai thác nguồn tiền gửi của các đơn vị, tổ chức...thông qua mở rộng quan hệ thanh tốn và các tiện ích ngân hàng.

 Theo dõi chặt chẽ sự biến động của lãi suất thị trường, lãi suất huy động vốn của các NHTM cùng địa bàn.

 Tiếp tục nắm bắt các cơ hội để tăng trưởng nguồn vốn ổn định, làm nền tảng cho tăng trưởng dư nợ.

 Quan tâm khai thác các nguồn vốn có lãi suất thấp từ nguồn vốn thanh toán nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, gia tăng năng lực cạnh tranh trong sử dụng vốn.

 Đẩy mạnh công tác chăm sóc tư vấn đối với khách hàng, duy trì mạng lưới

huy động vốn hiện có, giữ vững nguồn vốn theo hướng đổi mới, cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục và phong cách giao dịch nhằm tạo dựng niềm tin cho khách hàng.

 Nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc cho các phòng và điểm giao dịch tạo uy tín , xử lý nhanh và chính xác các nghiệp vụ cho các điểm giao dịch.

3.1.1.2 Về hoạt động tín dụng

 Đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực, tăng trưởng tỷ trọng cho vay DNVVN, cho vay cá nhân, cho vay có đảm bảo bằng tài sản.

 Tích cực tăng trưởng tín dụng, nhưng tăng trưởng dư nợ phải gắn với khả năng

quản lý và kiểm soát của ngân hàng.

 Tăng cường cơng tác thẩm định, quản lý, giám sát tín dụng.

 Tăng cường chất lượng thẩm định tín dụng và điều kiện cấp tín dụng, chấp hành và thực hiện nghiêm túc các thủ tục và quy trình cấp tín dụng. Đối với khách hàng mới, qua quá trình thẩm định đầu tư trên mọi phương diện.

 Theo dõi chặt chẽ việc sử dụng vốn, q trình SXKD của khách hàng tín dụng để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của tồn chi nhánh.

 Thường xuyên đánh giá xếp hạng khách hàng, kiên quyết rút dư nợ, chuyển nợ quá hạn đối với khách hàng có tài chính yếu kém, hoạt động sản xuất khơng hiệu quả, cấp tín dụng phù hợp với khả năng tài chính, quy mơ và hiệu quả SXKD của từng khách hàng, hạn chế cho vay nhằm vào một đối tượng khách hàng.

 Chỉ lựa chọn những dự án có vốn chủ sở hữu tham gia lớn, hiệu quả cao, thời gian hồn trả vốn nhanh, có tài sản đảm bảo với tính thanh khoản cao.

 Đánh giá hiện trạng tài sản đảm bảo, tư cách pháp nhân của người vay.  CBTD và lãnh đạo phải tăng cường kiểm tra giám sát tín dụng để phát hiện và xử lý kịp thời, ngăn ngừa những khoản nợ xấu.

 Nghiên cứu phát triển các giải pháp tín dụng hiện đại (kèm sản phẩm bảo hiểm tín dụng...). Phát triển tín dụng phải gắn liền với cung cấp dịch vụ.

 Bố trí đủ CBTD nhằm mở rộng cho vay các DNNQD, các DNVVN sản xuất kinh

doanh, các đối tượng vay vốn đời sống, tiêu dùng...

 Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng giảm thiểu rủi ro lãi suất, giảm thấp lãi suất đầu vào, kiên trì áp dụng lãi xuất cho

vay theo văn bản chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam.

 Thường xuyên bám sát biến động của thị trường, bám sát công tác điều hành kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam để có những xử lý kịp thời trong tình huống.

 Làm tốt công tác dự báo, nắm bắt thông thông tin thị trường, giá cả các sản phẩm dịch vụ để đầu tư các ngành hàng có hiệu quả, tăng cường kiểm tra giám sát các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

 Ban hành các văn bản về thay đổi lãi suất, quyền phán quyết, tổ chức triển khai các quy định, văn bản mới của Chính phủ, các Bộ ngành, NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam.

 Thường xuyên chấn chỉnh hoạt động tín dụng kịp thời, tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra chỉnh sửa các thiếu sót trong hồ sơ tín dụng, kiểm tra đối chiếu trực tiếp một số khách hàng có nguy cơ tiềm ẩn.

 Thực hiện đánh giá phân loại nợ, có chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng, chia sẻ những khó khăn tạm thời của DN, trích dự phịng rủi ro đầy đủ, đúng quy định, định kỳ có tổ chức đánh giá phân tích nợ xấu tới từng CBTD tại chi nhánh nhằm nắm bắt tình hình và đưa ra các biện pháp thu nợ hiệu quả.

 Có chính sách ưu đãi đối với khách hàng có tiền gửi lớn và có sử dụng các dịch vụ thanh tốn của ngân hàng để khuyến khích khách hàng.

 Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, đáp ứng nhu cầu cơng việc và từng bước tiến tới hội nhập.

3.1.1.3 Về hoạt động dịch vụ

 Tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng theo hướng: nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có và mở rộng địa bàn triển khai, phát triển các sản phẩm mới như : thẻ liên kết sinh viên, Internetbanking, dịch vụ nhờ thu tự động, dịch vụ SMS banking...nhằm đa dạng hóa sản phẩm.

 Đa dạng hóa các kênh phân phối, tập trung phát triển mạnh mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ.

 Tổ chức khảo sát, nắm bắt đặc điểm kinh tế, đặc điểm ngành nghề của các doanh nghiệp, qua đó xác định thị trường đầu tư, cân nhắc trong từng thời điểm. Với phương châm làm việc phân công rõ người, rõ việc đến từng CBTD, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động của cán bộ trong việc khai thác tiếp cận khách hàng, mở rộng mạng lưới, khu vực nhiều dân cư trong địa bàn Thành phố kết hợp việc huy động vốn với đầu tư tín dụng.

 Triển khai tiếp thị khách hàng vay vốn và trả lương qua tài khoản ATM, phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng. Triển khai tốt các dịch vụ tại các điểm giao dịch.

3.1.1.4 Mục tiêu khác

 Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt

Kiểm tra công tác chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng, việc thực hiện quy trình tín dụng, bố trí cán bộ tác nghiệp, hồ sơ cho vay, đối chiếu trực tiếp nợ vay với khách hàng, kiểm tra cho vay hỗ trợ lãi suất...Tất cả các nghiệp vụ đều bố trí cán bộ kiểm tra chéo. Chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức triển khai thực hiện; thực hiện tốt vai trị kiểm sốt, tham mưu cho Ban giám đốc trong việc điều hành an toàn mọi mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

 Mạng lưới hoạt động, cơ sở vật chất

Mở rộng phát triển mạng lưới hoạt động, tìm địa điểm kinh doanh thành lập thêm điểm giao dịch, bổ sung cán bộ cho điểm giao dịch, phát triển cải tiến các phòng giao dịch với đầy đủ nghiệp vụ.

3.1.2 Định hướng nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của các DNVVN trong sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển của tín dụng ngân hàng nói riêng, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã đưa ra một số định hướng nhằm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả cho vay

đối với DNVVN trong thời gian tới như sau:

- Xác định đối tượng DNVVN là khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

Đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ. Chú trọng cho vay khu vực kinh tế ngồi quốc doanh, các cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần có tài sản đảm bảo, có phương án sản xuất kinh doanh tốt. Tăng cường kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo dư nợ an toàn.

- Không ngừng đổi mới cơ cấu cho vay, đa dạng hóa các hình thức cho vay DNVVN cả về thời gian và số lượng, đơn giản và thuận tiện trong các thủ tục cho vay nhưng vẫn đảm bảo đúng quy trình cho vay của ngân hàng. Khi có điều kiện sẽ giảm lãi suất cho vay giúp các doanh nghiệp này có cơ hội đổi mới trang thiết bị, phát triểnSXKD, giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế.

- Cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ hiện đại cho khách hàng DNVVN: tín dụng, bảo lãnh, bao thanh tốn, thấu chi, cho th tài chính, góp vốn, dịch vụ ngoại tệ, thanh toán trong nước, quốc tế...đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, marketing tới các DNVVN, có chiến lược cạnh tranh phù hợp để thu hút được đối tượng DNVVN- khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

- Nâng cao hiệu lực cơng tác điều hành bằng các quy trình, quy chế nghiệp vụ, bám sát chỉ tiêu định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam để chỉ đạo thực hiện tăng cường mở rộng tín dụng đi đơi với chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hà nội (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)