Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần xi măng sài sơn (Trang 43 - 46)

1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp do đó doanh nghiệp hồn tồn có thể tự khắc phục các nhân tố tiêu cực đồng thời phát huy những nhân tố tích cực để hiệu quả cơng tác quản trị và sử dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Thông thường nhân tố chủ quan gồm các nhân tố sau:

Trình độ và năng lực của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp

Đây là nhân tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trình độ và năng lực quản trị vốn được biểu hiện xuyên suốt trong tổng thể quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu vốn cho đến việc bố trí cơ cấu vốn, sử dụng cơ cấu vốn hợp lý đúng mục đích. Bên cạnh đó, q trình sản xuất kinh doanh cũng là một quá trình diễn ra một cách thường xuyên liên tục; do đó trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh nếu việc sử dụng vốn kém hiệu quả ở một khâu sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất và điều này hồn tồn phụ thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp. Trình độ quản lý chuyên nghiệp với tổ chức bộ máy hoạt động gọn nhẹ, linh hoạt, có sự phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp cho công tác quản trị và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, ngược lại năng lực quản trị yếu kém hoặc bị bng lỏng sẽ khơng những hạn chế tính hiệu quả mà cịn gây suy giảm khả năng bảo toàn phát triển vốn của doanh nghiệp.

Hiệu quả huy động vốn

Để hình thành nên tài sản (hình thái biểu hiện của vốn) thì doanh nghiệp cần ứng ra lượng vốn đầu tư ban đầu, được hình thành từ hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Cả hai nguồn vốn này đều có chi phí sử dụng vốn; vì vậy nó tạo ra áp lực địi hỏi nhà quản trị phải có những quyết định chiến lược trong việc phân bổ và sử dụng sao cho có hiệu quả để có nguồn bù đắp cho phần chi phí đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có sự tính tốn cụ thể, chi tiết nhu cầu về vốn trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để lượng vốn được huy động cân đối với nhu cầu sản xuất kinh doanh, qua đó sẽ góp phần hỗ trợ cơng tác quản trị được triển khai thuận lợi và hạn chế tối đa tình trạng dư thừa hay thiếu hụt vốn dẫn đến sản xuất bị ngưng trệ.

Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật ngành nghề kinh doanh là đặc trưng quan trọng có ý nghĩa chi phối đặc biệt đối với định hướng chiến lược hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. Do đó việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư hình thành tài sản ở các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau là khác nhau. Chính vì vậy, để cơng tác quản trị vốn lưu động phát huy hiệu quả, nhà quản trị cần có sự nghiên cứu cụ thể, kĩ lưỡng đặc thù và tính chất chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp mình nói riêng cũng như tồn ngành nói chung để có thể hoạch định và thực hiện những chính sách và giải pháp quản trị phù hợp.

Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh

Chiến lược hoạt động định hình các mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn và mục tiêu tổng thể trong dài hạn của doanh nghiệp nên có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai. Do đó, để có thể có được những biện pháp quản trị vốn phù hợp và hiệu quả thì nhà quản trị cần bám sát những chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trình độ lao động

Quyết định quản trị phụ thuộc rất lớn vào trình độ của nhà quản lý. Tuy nhiên những quyết định này lại được cụ thể hóa thơng qua cơng nhân viên trong doanh nghiệp - những người trực tiếp sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, ngay cả khi quyết định quản trị đúng đắn nhưng người trực tiếp cụ thể hóa quyết định đó khơng có đủ năng lực và trình độ để lĩnh hội và thực hiện thì đồng vốn vẫn khơng tạo ra được hiệu quả cao. Do đó, tất cả các doanh nghiệp đều muốn mình có được đội ngũ quản lý giỏi, nhân công lành nghề phục vụ hết mình vì cơng ty.

Uy tín của doanh nghiệp

Các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, các đối tác có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn, nhịp độ sản xuất, khả

năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Công ty tạo được uy tín cao chắc chắn sẽ duy trì và phát triển quan hệ với nhiều đối tác, qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị vốn, đồng vốn sẽ có cơ hội tạo ra hiệu quả cao hơn những doanh nghiệp có uy tín thấp trên thị trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần xi măng sài sơn (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)