Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động hợp lý

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần xi măng sài sơn (Trang 108 - 112)

Ở đầu năm 2015, Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) của Công ty đạt giá trị dương ( NWC > 0) tức là Công ty đang tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn dài hạn, cho thấy sự an tồn trong mơ hình tài trợ vốn của cơng ty, đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán, hệ số thanh toán nợ < 1. Nhưng đến cuối năm 2015 thì Nguồn vốn lưu động thường xun của cơng ty đạt giá trị âm (NWC < 0)

3.2.3 Nâng cao hiệu quả quản trị vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, mặc dù thường chiếm tỷ trọng không cao so với các khoản mục khác nhưng nó là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của một doanh nghiệp tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định. Công ty cần xem xét ngay các biện pháp để xác định một cách chính xác lượng tiền mặt cần sử dụng trong năm 2014 bởi vì tiền mặt có liên quan chặt chẽ đến khả năng thanh toán và nếu các chỉ số này cao thì khơng những đảm bảo an tồn về mặt tài chính mà cịn tạo nâng cao uy tín của cơng ty trong việc huy động vốn từ ngân hàng hay các nhà cung cấp.

Doanh nghiệp có thể áp dụng mơ hình Baumol hoặc Miller - Orr để xác định lượng dự trữ tiền mặt hợp lý. Tuy nhiên, các mơ hình cũng nêu ra khá nhiều giả định, do đó cơng ty cần kết hợp giữa việc vận dụng từng mơ hình với tình hình hoạt động thực tế, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, kinh nghiệm hoạt động, các mục tiêu kinh doanh trong từng thời kỳ…..nhằm tạo ra tính chủ động cho cơng ty trong việc thanh toán tức thời các khoản nợ. Việc xác định mức dự trữ phải được thực hiện từ trong năm, giúp cơng ty chủ động và có những phản ứng kịp thời trước những nhu cầu chi tiêu đột xuất phát sinh.

3.2.4 Nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho

Dự trữ hợp lý hàng tồn kho có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. nó đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục mà khơng gây ứ đọng, đồng thời giảm thiểu chi phí do việc lưu trữ, đặt hàng. Thực tế, hàng tồn kho của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng VLĐ. Do tình hình kinh doanh chung trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng gặp khó khắn, Cơng ty vẫn cịn lượng hàng tồn kho tương đương với khoảng trên 20 tỷ. Do vậy, công tác quản lý hàng kho cần phải được quan tâm đúng mức, đảm bảo cho hàng tồn kho không bị ứ đọng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Căn cứ vào tình hình thực tế của cơng tác quản lý hàng tồn kho hiện nay của Công ty, một số biện pháp mà cơng ty có thể áp dụng được ngay là:

- Các khoảng trích lập dự phịng cần được quan tâm tốt. Xác định được cụ thể số tiền phải trích lập dự phịng, Cơng ty cần có những thơng tin xác đáng về chủng loại, số lượng, tỷ lệ loại hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu có khả năng bị hư hỏng, giảm giá trị. Số tiền phải trích lập dự phịng là chênh lệch giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa, thành phẩm đó.

- Xác định dự trữ hàng hóa một cách hợp lý nhằm đảm bảo được đủ nguyên liệu dùng cho kinh doanh, tiết kiệm được chi phí bảo quản và các chi phí cơ hội do không được sử dụng. Việc xác định dự trữ hàng hóa cần phải được căn cứ vào nhu cầu thị trường cũng như các yếu tố chủ quan, khách quan tác động, định mức chi phí cho sản phẩm, khả năng cung ứng của thị trường đầu vào, giá cả hàng hóa nhập vào, các chi phí đặt hàng, chi phí lưu kho, dung lượng lưu trữ của Cơng ty… từ đó giảm tới mức thấp nhất số vốn cần cho việc dự trữ.

- Hiện nay, nguồn nguyên vật liệu đầu vào của công ty phần lớn là từ các đầu mối khai thác, các mỏ. Vì vậy cần quản lý thật tốt công tác đảm bảo nguồn hàng từ nhà cung cấp. Duy trì được mối quan hệ với các nhà cung cấp. - Thường xuyên kiểm tra tình hình dự trữ, tránh tình trạng hàng hóa, thành phẩm, vật tư bị mất mát hao hụt hoặc giảm chất lượng. Phát hiện kịp thời những vật tư tồn đọng, kém phẩm chất khơng phù hợp với quy trình kinh doanh, tiến hành xử lý nhanh chóng để khơng làm ảnh hưởng tới chất lượng các vật tư cịn lại. Ngồi ra, khi quy mơ sản xuất tăng địi hỏi quy mơ dự trữ cũng tăng vì thế hệ thống nhà xưởng của Công ty cần tiếp tục được nâng cấp, cải tạo nhằm bảo vệ sản phẩm được tốt hơn.

- Công ty cần xây dựng được kế hoạch tiêu thụ, khảo sát nhu cầu thị trường, bố trí kết cấu sản xuất tiêu thụ từng loại sản phẩm phù hợp với tình hình cụ thể trong từng thời kỳ.

3.2.5 Nâng cao hiệu quả quản trị nợ phải thu

Trong năm 2015, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn và đã có sự giảm nhẹ về giá trị. Nhưng các khoản phải thu khách hàng lại tăng lên cao hơn so với năm trước rất nhiều. Đây cũng là do việc kinh doanh gặp khó khăn cơng ty nới lỏng chính

sách nợ. Mặc dù vậy Cơng ty cần chú ý đến công tác quản lý nợ phải thu bằng các áp dụng các biện pháp sau:

- Đối với khoản Phải thu khách hàng: Cơng ty cần kiểm sốt chặt chẽ nhất khoản mục này. Công ty mở các sổ phải thu, theo dõi tình hình thanh tốn nợ đối với từng khách hàng. Thường xuyên xem xét tình hình của khoản nợ, đánh giá và đánh giá lại khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó cần nhắc nhở thời hạn thanh tốn thường xun đến khách hàng. Ngồi ra cũng cần có chính sách tín dụng thương mại phù hợp. Đánh giá được tác động của việc bán chịu đến việc tăng doanh thu, lợi nhuận cùng với những rủi ro có thể xảy.

Áp dụng tất cả các biện pháp thu nợ có thể:

+ Đối với những khoản nợ phải thu Cơng ty đánh giá có khả năng thu đúng hạn hoặc chậm không quá 10 ngày( thường là đối với những đại lý, các khách hàng mua buôn ). Công ty cần chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết, chuẩn bị kịp thời các thủ tục thanh tốn. Nhắc nhở đơn đốc khách hàng thanh toán khi đến hạn.

+ Đối với những khoản nợ phải thu Cơng ty đánh giá có khả năng thu hồi nợ nhưng trả chậm với thời gian được thỏa thuận hợp lý ( đối với các đầu tư thân quen, hoặc thường là các dự án, cơng trình xây dựng). Cơng ty cần phân cơng cụ thể cho cán bộ chuyên trách khoản nợ này, cán bộ này phải thực hiện kiểm tra thực tế tình hình hoạt động của khách hàng, thường xuyên đến trụ sở của khách hàng để đôn đốc nhắc nhở. Đảm bảo thu ngay vốn khi khách hàng có tiền về.

+ Đối với những khoản nợ phải thu Công ty đánh giá là khó thu hồi( đối với các trường hợp dự án bị hủy, chủ đầu tư giải thể, cơng trình ngừng thi cơng). Cơng ty có thể xem xét đến phương án nhờ thu qua bên thứ

ba (bên thứ ba có thể bên mua bán nợ, tịa án hoặc có thể là tổ chức địi nợ thuê hoặc đưa ra tỷ lệ chiết khấu hấp dẫn để khuyến khích khách mua trả tiền. Những khoản nợ khó thu hồi này Cơng ty cần tiến hành trích lập dự phịng phải thu khó địi theo đúng chuẩn mực kế tốn.

3.2.6 Quản lý tốt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, do những biến đổi kinh tế trong nước và thế giới, công ty luôn phải chịu ảnh hưởng từ áp lực của việc tăng giá các loại nguyên vật liệu, tăng giá các chi phí dịch vụ mua ngồi như điện, nước, fax... làm tăng giá vốn hàng bán của hàng hóa. Do vậy mà hiện nay, cơng tác quản lý chi phí, nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng càng trở nên cần thiết hơn. Quản lý chi phí hiệu quả sẽ giúp Cơng ty gia tăng được lợi nhuận, đem lại hiệu suất sinh lời cao cho VLĐ.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần xi măng sài sơn (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)