Thực trạng về quản trị vốn tồn kho dự trữ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần xi măng sài sơn (Trang 85 - 90)

2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Ximăng Sài Sơn

2.2.5. Thực trạng về quản trị vốn tồn kho dự trữ

Quản lý hàng tồn kho cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản trị VLĐ. Một mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý không những đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra ổn định, liên tục mà cịn giúp tối thiểu hóa được chi phí dự trữ, chi phí bảo quản, bảo hiểm, các rủi ro vì sự giảm chất lượng ngun liệu, vật liệu hàng hóa. Ngồi ra, xây dựng kết cấu hàng tồn kho cũng cần phải đảm bảo phù hợp tình hình thị trường đầu ra, đầu vào, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu quản lý tốt những mặt vừa kể trên sẽ là điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm VLĐ.

Đặc điểm cơ chế mối quan hệ 3 bên Doanh nghiệp, Khách hàng, Nhà cung cấp.

Khách hàng của cơng ty bao gồm từ cơng trình nhỏ lẻ đến các cơng trình lớn. Đặc thù là cung cấp vật liệu cho các cơng trình xây dựng. Do vậy sản phẩm ln phải đảm bảo chất lượng, việc sản xuất phải kiểm soát khắt khe từ nhập nguyên vật liệu, sản xuất, nhập kho rồi xuất bán. Khi xảy ra một sự cố về chất lượng sản phẩm sẽ làm ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hơn nữa sản phẩm xi măng rất nhanh xuống cấp nếu như khơng có quy trình bảo quản tốt cộng với đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho từ đó sẽ gây thiệt hại đến uy tín với khách hàng.

Nhà cung cấp nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chủ yếu là các nguyên liệu từ tự nhiên như than, đá, sỏi, cát, quặng... sẽ chiếm phần lớn nhất trong lượng hàng tồn kho. Nếu giá cả nguyên vật liệu có sự biến động về nguồn cung hoặc giá cả sẽ ảnh hưởng rấy lớn đến toàn bộ quy trình sản xuất của cơng ty. Do vậy phải liên kết chặt chẽ với các mỏ khai thác, nhà cung cấp để luôn đáp ứng như cầu nguyên vật liệu cho sản xuất.

Bản thân doanh nghiệp cũng đóng vai trị ảnh hưởng đến lượng hàng tồn kho. Như là công nghệ sản xuất lạc hậu sẽ làm giảm năng xuất, thời gian sản xuất chậm sẽ làm chậm đơn hàng. Do đó sẽ làm tồn đọng hàng hóa dở dang, hàng hóa kém chất lượng, ứ đọng hàng hóa. Mà trong nền kinh tế hiện nay ngành xi măng đang gặp phải tình trạng dư thừa cung. Tồn nhiều hàng đồng nghĩ với việc gây thiệt hại đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tình hình quản trị vốn tồn kho dự trữ

Xét bảng 2.9 dưới đây để thấy rõ cơ cấu vốn tồn kho dự trữ của doanh nghiệp

Bảng 2.9: Cơ cấu vốn tồn kho của công ty năm 2014-2015(đồng Việt Nam) TÀI SẢN 31/12/2015 01/01/2015 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) III. Hàng tồn kho 20.332.788.652 100 27.898.882.722 100 -7.566.094.070 -27,12 0

Nguyên liệu, vật liệu 16.422.318.775 80,77 26.375.614.090 94,54 -9.953.295.315 -37,74 -13,77

Công cụ, dụng cụ 95.012.589 0,47 67.486.872 0,24 27.525.717 40,79 0,23

Chi phí sản xuất kinh doanh dờ

dang 1.195.269.627 5,88 1.122.447.850 4,02 72.821.777 6,49 1,86

Ta thấy: lượng hàng tồn kho đầu năm 2015 có tổng trị giá là khoảng 27.899 triệu đồng và cuối năm 2015 là 20.333 triệu đồng do vậy lượng hàng tồn kho đã giảm đi khoảng 7.566 triệu đồng , tương ứng với tỷ lệ 27,12%. Việc giảm đi của Hàng tồn kho chủ yếu là do sự tăng của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, công cụ dụng cụ và thành phẩm nhưng tốc độ chậm hơn mức giảm của nguyên liệu, vật liệu. Để có thể đánh giá chính xác ta đi xem xét sự biến động của từng bộ phận cấu thành nên nó:

- Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Hàng tồn kho là khoản mục Nguyên vật liệu. Tại thời điểm đầu năm 2015, giá trị nguyên vật liệu tồn kho của Công ty là 26.375.614.090 đồng (chiếm tỷ trọng 94,54%), đến cuối năm 2015 khối lượng nguyên vật liệu 16.422.318.775 đồng (chiếm tỷ trọng 80,77%). Như vậy, so sánh cuối năm 2015 với đầu năm 2015, giá trị hàng hóa tồn kho đã giảm 9.953.295.315 đồng tương ứng với tỷ lệ 37,74%. Trong năm 2015 nguồn cung NVL giảm do giá nguyên vật liệu tăng cao hơn nhiều. Xét về tổng thể cơ cấu nguyên vật liệu( 94,54% đầu năm 2015 và 80,77% cuối năm 2015) là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất xi măng và clinker nói chung.

- Chiếm tỷ trọng thứ hai là Thành phẩm. Cuối năm 2015 là 2.620.187.661 đồng tăng 2.286.853.751 đồng so với đầu năm( tăng 686,05%). Nguyên nhân của sự gia tăng này là trong năm với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp sản xuất mới đi vào hoạt động, xuất khẩu sản phẩm xi măng giảm, cùng với đó sản phẩm từ Trung Quốc cùng loại nhưng lại có giả rẻ hơn nhiều nhập sang tạo ra hiện tượng dư thừa cung. Điều này đã gây khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của công ty dẫn đến lượng thành phẩm tồn nhiều.

- Chi phí sản xuất kinh doanh là khoản mục chiềm tỷ trọng lớn thứ ba trong Hàng tồn kho. Cuối năm 2015, giá trị thành phẩm tồn kho là

1.195.269.627 đồng, tăng 72.821.777 đông so với đầu năm 2015, ứng với tỷ lệ 6,49%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do cuối năm 2015 các đơn đặt hàng trong năm đầu năm 2016 đã giảm xuống kèm theo chi phí sản xuất kinh doanh cuối năm 2015 tăng lên.

- Công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng nhỏ, ở đầu năm chiếm 0.24%, đến cuối năm thì tăng nhẹ lên 0,47%

* Tốc độ luân chuyển vốn hàng tồn kho

Bảng 2.10: Tôc độ luân chuyển vốn tồn kho của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014

Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ(%) Giá vốn hàng bán 301.174.781. 770 292.451.041. 897 8.723.739.8 73 2,98% HTK bình quân 24.115.835.6 87 27.014.398.2 56 - 2.898.562.569 -10,73% Vòng quay HTK 12, 49 10, 83 1,6 6 15,36% Kỳ luân chuyển HTK 28, 83 33, 25 - 4,43 -13,32%

Giá vốn hàng bán năm 2015 là 301.175 triệu đồng tăng lên 8.724 triệu đồng so với năm 2014 (292.451 triệu đồng). Hàng tồn kho bình qn của cơng ty giảm đi năm 2015 là 224.116 triệu đồng so với năm 2014 là 27.014 triệu đồng. Giá vốn tăng, hàng tồn kho giảm đi từ đó làm cho tốc độ quay của hàng tồn kho tăng lên. Năm 2015 hàng tồn kho quay được gần 12,49 vòng/1 năm, còn năm 2014 hàng tồn kho quay được 10,83 vòng/ 1 năm; vòng quay hàng tồn kho năm 2015 đã tăng 15,36% so với năm 2014. Hay kỳ luân chuyển hàng tồn kho năm 2015 là 28,83 ngày giảm đi 4,43 ngày so với năm 2014,tương ứng với tỷ lệ giảm là 13,32%, có thể thấy mặc dù là năm khó khăn đối với ngành sản xuất xi măng khi nguồn tiêu thụ vấp phải sự cạnh

tranh, giá vốn tăng cao nhưng chính sách quản lý hàng tồn kho của công ty thực sự hiệu quả.

Cơ chế quản lý HTK của công ty trong năm được khái quát như sau:

+ Việc dự trữ hàng tồn kho: Cơng ty thường dự trữ hàng hóa theo kế hoạch kinh doanh hoặc theo chính sách của Cơng ty. Do nhu cầu chủ yếu theo đặt hàng mang tính thời vụ nên Cơng ty rất chú trọng việc dự trữ hàng hóa nhằm có thể đáp ứng tốt như cầu của các đơn đặt hàng. Sản phẩm kinh doanh chính của cơng ty là Xi măng và Clinker việc tiêu thụ phụ thuộc rất lớn vào việc kinh doanh của của các đại lý và các đơn đặt hàng từ các cơng trình, Cơng ty sẽ sản xuất theo các đơn đặt hàng đó hoặc sẽ dựa vào kết quả kinh doanh của các kỳ trước để đặt ra kế hoạch sản xuất trong kỳ tới.

+ Việc bảo quản hàng tồn kho: Các sản phẩm của cơng ty có tính chất đặc biệt thời gian không quá dài, điều kiện phải kho ráo, tránh ẩm địi hỏi phải bảo quản cẩn thận, khơng q nghiêm ngặt nhưng phải đúng quy trình. Việc quản lý kho sẽ do thủ kho quản lý và được theo dõi báo cáo thường kỳ lên giám đốc và phịng kế tốn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần xi măng sài sơn (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)