Thực trạng về quản trị nợ phải thu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần xi măng sài sơn (Trang 90 - 98)

2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Ximăng Sài Sơn

2.2.6. Thực trạng về quản trị nợ phải thu

Trong nền kinh tế thị trường, việc tồn tại các khoản phải thu là một điều tất yếu xuất phát từ các mối quan hệ bạn hàng mà doanh nghiệp thường xuyên cho khách hàng của mình được chiếm dụng một khoản nhất định. Điều này đem lại lợi ích kinh tế cho cả hai bên. Đối với doanh nghiệp, nếu các khoản phải thu tồn tại ở mức hợp lý, doanh nghiệp có thể thúc đẩy được tiêu thụ, tạo cơ hội mở rộng thị phần, gia tăng được hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu các khoản phải thu quá lớn mà chủ yếu là do sự mất khả năng thanh toán của

khách hàng, doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí hơn để quản lý, giám sát khách hàng thì rõ ràng nó lại có tác dụng ngược lại với doanh nghiệp.

Cơ chế quản lý nợ phải thu tại Công ty

Tại Công ty cổ phần Xi măng Sài Sơn đang áp dụng 2 phương thức thanh toán là bán hàng thu tiền ngay và bán hàng trả chậm. Với bán hàng thu tiền ngay là khách hàng đến các đại lý được ủy quyền mua hàng hóa và thanh tốn trực tiếp tiền hàng cho đại lý/người bán, hình thức này phù hợp với cho các khách hàng nhỏ lẻ, lượng hàng mua không nhiều và công ty cũng khơng mất nhiều chi phí theo dõi. Cịn đối với hình thức bán hàng trả chậm là việc cơng ty nhận được được các đơn đặt hàng lớn, giá trị hàng hóa cao như các dự án xây dựng lớn, lâu dài, phía khách hàng khó có thể thanh tốn ngay tức thì cơng ty sẽ cho phép cùng với khách hàng thỏa thuận việc thanh toán đơn hàng làm theo nhiều cách như kéo dài thời gian trả, trả làm nhiều lần, trả vào việc trao đổi các lợi ích khác. Điều này có tác động rất lớn đến lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp khi vẫn đảm bảo có doanh thu và vẫn đảm bảo phía khách hàng được thoải mái hơn trong thanh tốn.

Hình thức thức thứ nhất các đơn hàng thường nhỏ lẻ sẽ mua bán tại các đại lý được ủy quyền. Các đại lý cấp 1 nhận hàng hóa trực tiếp từ Cơng ty về phân phối hoặc đẩy hàng xuống các đại lý cấp dưới để tiêu thụ. Việc thanh toán sẽ diễn ra trực tiếp tại thời điểm xuất hàng cho khách.

Đối với hình thức thứ hai, Việc bán hàng trả chậm của công ty cũng phải có một cơ chế quán lý thật hiệu quả. Khách hàng của Cơng ty được mua theo hình thức trả chậm thường là các chủ đầu tư, các dự án xây dựng hoặc các khách hàng có mối quan hệ tốt với Công ty. Đây cũng là cách kinh doanh nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Mỗi một khách hàng sẽ được có

những ưu đãi dành riêng để nhằm thu hút thêm các khách hàng mua sản phẩm của Công ty.

Xem xét về cơ cấu và sự biến động vốn phải thu của công ty

Thực trạng của quản lý các khoản phải thu của Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn được thể hiện qua Bảng 2.11

Bảng 2.11: Bảng cơ cấu vốn phải thu của cơng ty năm 2014-2015 (đơn vị tính: đồng) TÀI SẢN 31/12/2015 01/01/2015 Chênh lệch Số tuyệt đối trọngTỷ (%) Số tuyệt đối trọngTỷ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%)

II. Các khoản phải thu ngắn hạn 107.977.618.977 80,46% 112.861.234.394 69,30% -4.883.615.417 -4,33% 11,16%

1. Phải thu ngắn hạn cùa khách

hàng 17.877.295.785 16,56% 7.247.641.588 6,42% 10.629.654.197 146,66% 10,13% 2. Trả trước cho người bán ngắn

hạn 200.638.332 0,19% 5.076.935.786 4,50% -4.876.297.454 -96,05% -4,31% 3. Phải thu về cho vay ngắn hạn 1.000.000.000 0,89% -1.000.000.000 100,00%- -0,89% 4. Phải thu ngắn hạn khác 90.760.086.030 84,05% 100.397.058.190 88,96% -9.636.972.160 -9,60% -4,90% 5. Dự phịng phải thu ngắn hạn khó

Qua Bảng 2.11 ta thấy các khoản phải thu cuối năm 2015 là 107.978 triệu đồng, giảm 4.884 triệu đồng so với thời điểm đầu năm 2015, tương ứng với tỷ lệ 11,16%. Để biết nguyên nhân sự biến động của các khoản phải thu ta đi xem xét cụ thể:

Biểu đồ 2.6 : Cơ cấu nợ phải thu

ĐVT 31/12/2015 01/01/2015 Chênh lệch 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000

Cơ cấu nợ phải thu

2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Series3

4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

II. Hệ số cơ cấu nguồn vốn và tài sản

- Phải thu của khách hàng có số đầu năm 2015 là 7.247.641.588 đồng, chiếm tỷ trọng 6,42% tổng khoản phải thu, đến cuối năm 2015 tăng lên là 17.877.295.785 đồng, chiếm tỷ trọng 16,56%. Như vậy trong vòng một năm, số vốn Công ty bị khách hàng chiếm dụng đã tăng thêm 10.629.654.197 đồng, tỷ lệ tăng 146,66%. Đây là mức tăng cao của khoản phải thu khách hàng, khoản phải thu tăng tiềm ẩn các rủi ro lớn về tài chính. Trong năm 2015, trước tình hình kinh tế khó khăn Cơng ty có sự nới lỏng trong việc thu hồi nợ khi chấp nhận cho một số khách hàng quen thuộc được trả chậm nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài đồng thời thu hút thêm nhiều đơn đặt hàng. Việc bán chịu có thể đem lại hiệu quả do tăng được doanh thu, nhưng đem lại rủi ro cao

do việc khách hàng trả chậm nợ, chiếm dụng vốn và có thể trở thành nợ khó địi, khơng địi được gây tổn thất về vốn.

- Khoản dự phịng phải thu ngắn hạn khó đòi là khoản đảm bảo cho các khoản nợ phải thu khó địi khơng có sự thay đổi số đầu năm và số cuối năm vẫn là -860.401.170 đồng.

- Khoản trả trước cho người bán ngắn hạn: đầu năm 2015 là

5.076.935.786 đồng chiếm tỷ trọng 4,5% cuối năm 2015 là 200.638.332 đồng tỷ trọng 0,19% giảm đi 4.876.297.454 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 96,05%

- Khoản phải thu khác: trong năm khoản mục này đã giảm xuống còn 90.760.086.030 đồng, thay vì là 100.397.058.190 đồng ở đầu năm(giảm 9.636.972.160 đồng). Tỷ trọng khoản mục này khá lớn trong tổn vốn nợ phải thu ngắn hạn. Đây là các khoản phải thu từ năm trước từ việc thu lãi cho vay, phải thu tiền bồi thường phải thu đầu tư liên kết Công ty cổ phần Xi măng và Xây dựng Sài Sơn II.

Tốc độ luân chuyển vốn phải thu

Bảng 2.12: Tốc độ luân chuyển vốn phải thu của công ty năm 2014-2015

(đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014

Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ(%)

1.Doanh thu thuần 320.176.151.656 342.282.411.727 -22.106.260.071 -6,46% 2.Doanh thu bán hàng có

thuế GTGT (GTGT:10%) 352.193.766.822 376.510.652.900 -24.316.886.078 -6,46% 3. Các khoản phải thu

ngắn hạn bình quân 110.419.426.686 117.201.073.602 -6.781.646.916 -5,79% 4. Số vòng quay khoản

phải thu (4)=(1)/(3) 3,19 3,21 -0,02 -0,71% 5. Kỳ thu nợ bình quân

Dựa vào bảng 2.12 ta có thể thấy tốc độ luân chuyển khoản phải thu của doanh nghiệp có dấu hiệu giảm về cuối năm và kỳ thu nợ bình quân kéo dài thêm tuy không đáng kể, vẫn cần xem xét nguyên nhân để kịp thời điều chỉnh

- Số vòng quay khoản phải thu: Năm 2014 số vòng quay khoản phải thu của cơng ty là 3.21 vịng , và cho đến năm 2015 thì giảm xuống cịn 3,19 vịng. Số vịng quay khoản phải thu giảm 0.02 vòng, tương ứng với mức giảm 0,71%.

- Kỳ luân chuyển khoản phải thu năm 2014 là 112,06 ngày, do số vòng quay giảm 0.02 vòng dẫn đến vào năm 2015, kỳ luân chuyển khoản phải thu chậm đi 0,81 ngày.

Có thể nói tốc độ luân chuyển vốn phải thu giảm là do tương quan thay đổi của doanh thu thuần và khoản phải thu bình quân trong năm. Cụ thể, do doanh thu thuần giảm 6,46%, với mức giảm tuyệt đối là 22.106.260.071 đồng, các khoản phải thu ngắn hạn bình quân giảm 5,79%, với mức giảm tuyệt đối là 6.781.646.916 đồng. Doanh thu bán hàng có thuế GTGT năm 2015 giảm so với năm 2014 là 24.316.886.078 đồng (khoảng 6,46%).

Bảng 2.13: Tình hình cơng nợ của cơng ty năm 2014-2015 (đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu 31/12/2015 01/01/2015 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) I. Các khoản phải thu ngắn

hạn 107.977.618.977 100 112.861.234.394 100% -4.883.615.417 -4,33 0

1. Phải thu ngắn hạn cùa khách

hàng 17.877.295.785 16,56 7.247.641.588 6,42 10.629.654.197 146,66 0 2. Trả trước cho người bán

ngắn hạn 200.638.332 0,19 5.076.935.786 4,5 -4.876.297.454 -96,05 0 3. Phải thu về cho vay ngắn

hạn 1.000.000.000 0,89 -1.000.000.000 -100 0 4. Phải thu ngắn hạn khác 90.760.086.030 84,05 100.397.058.190 88,96 -9.636.972.160 -9,6 0 5. Dự phòng phải thu ngắn hạn

khó địi -860.401.170 -0,8 -860.401.170 -0,76 0 0 0

II. Các khoản phải trả 140.416.791.173 100 131.098.461.196 100 9.318.329.977 7,11 0

1. Phải trả người bán ngấn hạn 13.533.916.104 9,64 44.439.569.196 33,9 -30.905.653.092 -69,55 0 2. Người mua ừả tiền trước

ngắn hạn 17.259.196.067 12,29 466.648.766 0,36 16.792.547.301 3598,54 0 3. Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước 1.792.293.925 1,28 6.909.952.708 5,27 -5.117.658.783 -74,06 0 4. Phải trả người lao động 2.065.474.168 1,47 2.090.326.460 1,59 -24.852.292 -1,19 0 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 2.321.013.338 1,65 4.100.004.768 3,13 -1.778.991.430 -43,39 0 6. Phái trà ngắn hạn khác 16.527.161.807 11,77 14.740.882.708 11,24 1.786.279.099 12,12 0 7. Vay và nợ thuê tài chính

ngắn hạn 86.917.735.764 61,9 58.020.088.590 44,26 28.897.647.174 49,81 0 8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 330.988.000 0,25 -330.988.000 -100 0

III. Chênh lệch (I)-(II) -32.439.172.196 -18.237.226.802 -14.201.945.394 0 IV. Tỷ lệ giữa phải thu và

Đầu năm 2015, các khoản phải thu ngắn hạn (bị chiếm dụng) nhỏ hơn các khoản phải trả ngắn hạn (đi chiếm dụng) là 18.237.226.802 đồng. Trong tổng số các khoản phải thu ngắn hạn thì phải thu ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng lớn nhất (88,96%), còn trong tổng các khoản phải trả ngắn hạn, chiếm tỷ trọng nhiều nhất là văn và nợ thuê tài chính ngắn hạn (44,26%), các khoản phải trả người bán cũng chiếm tỷ trọng khá cao (33,90%)

Cuối năm 2015, các khoản phải thu ngắn hạn (bị chiếm dụng) vẫn nhỏ hơn các khoản phải trả ngắn hạn (đi chiếm dụng) là -32.439.172.196 đồng. Trong tổng số các khoản phải thu ngắn hạn thì phải thu ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng lớn nhất (84,05%), còn trong tổng các khoản phải trả ngắn hạn, chiếm tỷ trọng nhiều nhất là khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (61,90%)

Qua phân tích cơ cấu vốn phải thu, tốc độ luân chuyển vốn phải thu và tình hình cơng nợ cho thấy trải qua thời kỳ kinh tế khó khăn, việc kinh doanh của cơng ty phần nảo ảnh hưởng. Cơng ty buộc phải nới lỏng chính sách nợ cho các khách hàng cũ nhằm dữ mối làm ăn, với chủ nợ thì duy trì quan hệ tốt đảm bảo thanh toán đúng các khoản vay đúng hạn nhằm dữ an tồn cho tài chính Cơng ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần xi măng sài sơn (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)