Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần xi măng sài sơn (Trang 100)

2.3.1 Những thành tích đạt được

Trong năm 2015 vừa qua, Mặc dù là năm kinh tế khó khăn đối với ngành sản xuất Xi măng nhưng Công ty cổ phần Xi măng Sài Sơn đã đạt được một số thành tích nhất định. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng là mục tiêu hàng đầu và quan trọng của Công ty.

- Doanh thu tuy giảm sút nhưng vẫn tương đối ổn định so với năm trước. Thể hiện rõ sự nỗ lực cố gắng trong hoạt động kinh doanh. Công ty chú trọng tập chung vào lĩnh vực kinh doanh chính của mình.

- Quy mơ vốn bằng tiền có sự thu hẹp, lượng tiền dư thừa được đưa vào đầu tư. Điều này giúp công ty đảm bảo được có thêm khoảng doanh thu từ hoạt động đầu từ, tránh để tiền nhàn rỗi lâu dài. Tuy vậy Công ty vẫn đảm bảo được các khoản thanh tốn hàng ngày bằng việc duy trì lượng tiền nhỏ trong quỹ.

- Cơ cấu nguồn vốn trong Công ty được dữ ở mức cân bằng giữa vốn chủ và vốn vay. Công ty tận dụng được nguồn vốn vay nhưng vẫn đảm bảo an tồn về tài chính.

- Cơng tác quản lú vốn bằng tiền không được hiệu quả như các năm trước nhưng đánh giá vẫn ở mức an toàn khi các hệ số khả năng thanh toán năm 2015 so với trung bình ngành, Mặc khác Cơng ty có quan hệ tốt với ngân hàng nên giảm được áp lực về các khoản nợ đến hạn.

- Lượng hàng tồn kho có dấu hiệu giảm. Trong năm 2015 đầy khó khăn nhưng Cơng ty vẫn đẩy nhanh được tốc đọ vòng quay hàng tồn kho, giảm bớt số ngày 1 chu kỳ của hàng tồn kho. Cho thấy chính sách kinh doanh của cơng ty đạt được hiệu quả.

- Phần vốn mà Công ty đi chiếm dụng vẫn đảm bảo bù cho lượng vốn bị chiếm dụng. Chỉ có một phần vốn bị chiếm dụng vẫn được cơng ty kiểm soát sát sao và bù đắp bằng khoản dự phịng nợ phải thu khó địi.

- Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2015 giảm đi so với đầu năm 2015 chủ yếu là các khoản trả trước người bán, cho vay,phải thu khác giúp cho Công ty tập trung hơn vào quản lý, theo dõi khoản nợ phải thu khách hàng sát sao hơn.

- Số vịng quay vốn lưu động năm 2015 tăng lên so với năm 2014 mặc dù tỷ suất lợi nhuận sụt giảm. Nhưng do tình hình khó khăn, giá cả, chi phí vốn tăng cao làm lợi nhuận của công ty sụt giảm. Hàm lượng vốn lưu động giảm nhẹ cũng giúp Công ty tiết kiệm được một khoản hơn 1,7 tỷ đồng.

2.3.2 Những hạn chế cịn tồn tại

Bên cạnh những thành tựu mà Cơng ty đạt được là những mặt còn tồn tại hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ:

- Mặc dù Công ty đã nỗ lực trong việc kinh doanh nhằm ổn định được doanh thu nhưng lợi nhuận của Công ty lại sụt giảm khá nghiêm trọng cho thấy sự yếu kém trong quản trị chi phí của Cơng ty. Ngun nhân là giá cả nguyên vật liệu tăng, gặp phải sức ép kinh doanh từ đối thủ trong và ngồi nước vì vậy Cơng ty tốn chi phí cho quản lý cũng tương đối nhiều hơn năm ngoái.

- Lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong Tài sản ngắn hạn. Cơng ty buộc phải tăng chi phí cho quản lý, chi phí quản lý, bảo quản.

- Nợ phải thu khách hàng tăng lên đáng kể so với năm trước. Điều này buộc doanh nghiệp phải tăng khả năng quản lý nợ phải thu khách hàng.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÀI SƠN 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty CP Xi măng Sài Sơn trong thời gian tới.

3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

Kinh tế tồn cầu năm 2015 nhìn chung phát triển chậm và khơng ổn

định, dù đã xuất hiện một số tín hiệu lạc quan. Có thể thấy, sau hơn 7 năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (năm 2008), kinh tế thế giới vẫn chưa lấy lại được đà tăng trưởng như trước đó. Dự báo năm 2016, tốc độ tăng trưởng có cải thiện hơn so với năm 2015, song kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Bức tranh chung về tình hình kinh tế thế giới trong năm 2015 tuy chưa thực sự khởi sắc nhưng cũng đã bớt ảm đạm hơn. Nhịp độ tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới vẫn chưa được như mức dự báo. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2015 là 2,4% (1), nhưng về cơ bản có thể thấy, những tác động của khủng hoảng tài chính và nợ cơng đã khơng cịn trầm trọng, kinh tế tồn cầu bắt đầu thích nghi dần với những biến động về chính trị, an ninh.

Việt nam được các chuyên gia đánh giá trong 1-2 năm tới sẽ là nước phát triển nội trội trong khu vực Đông Nam Á. Kinh tế Việt Nam được hỗ trợ bởi hoạt động sản xuất khỏe mạnh và dịng vốn đầu tư nước ngồi dồi dào. Năm 2015 Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, Những dấu hiệu cho thấy là lạm phát giảm mạnh, đồng tiền nội tệ được các bà nội trợ tin tưởng hơn. Hệ thống ngân hàng đã thoát khỏi cơn bĩ cực, tránh được sự sụp đổ, dần đi vào hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, những rủi ro lớn nhất của hệ thống ngân hàng như thanh khoản, nguy cơ lan truyền cái rủi ro của một số ngân hàng

yếu nhất sang cả hệ thống đã được chặn. Năm 2016, kinh tế Việt Nam được dự báo là có mức tăng trưởng theo hướng đi lên, tốt hơn ít nhiều so với xu hướng chung của thế giới. Tăng trưởng kinh tế nước ta giai đoạn 2014-2015 là 6,7%. Trong khi đó, dự báo giai đoạn 2015-2016, con số này sẽ được duy

trì, thậm chí là cao hơn.

Dự báo ngành trong năm 2016

Trong năm 2016, Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tình hình tiêu thụ xi măng năm 2016 sẽ rất khó khăn, nhất là cơng tác xuất khẩu, xi măng sẽ tiếp tục dư thừa lớn, cộng thêm sức ép từ bên ngoài, dự báo một năm cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành.

Tổng công suất các nhà máy xi măng của nước ta đạt khoảng 81,5 triệu tấn, trong khi năm 2016 dự kiến nhu cầu tiêu thụ xi măng cả nước đạt khoảng 75 - 77 triệu tấn, tăng từ 4 - 7% so với năm 2015. Tỷ lệ tiêu thụ nội địa năm tới dự báo tăng lên mức 59 - 60 triệu tấn, trong khi lượng xuất khẩu xi măng giảm xuống 16 - 17 triệu tấn.

Dù sản lượng tiêu thụ xi măng năm 2016 tăng so với năm nay nhưng theo Bộ Xây dựng một số nhà máy xi măng trên cả nước vẫn không thể hoạt động hết cơng suất vì cầu trên thị trường khơng theo được cung. Tính đến cuối năm 2015, cả nước có 76 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất thiết kế đạt 81,56 triệu tấn/năm. Trong 1-2 năm tới sẽ hình thành thêm một số doanh ngiệp sản xuất kinh doanh xi măng góp phần tăng lượng sản xuất xi măng trong nước.

Dự báo trong vòng 5 năm tiếp theo, công suất thiết kế ngành xi măng của Việt Nam sẽ chạm mốc 98,76 triệu tấn/ năm. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Mỹ về sản lượng sản xuất xi măng đứng đầu Thế giới.

Dự báo giá xi măng vẫn tiếp tục ổn định do chi phí sản xuất cơ bản ổn định.

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty CP cổ phần Xi măngSài Sơn trong thời gian tới Sài Sơn trong thời gian tới

Theo định huớng quy hoạch phát triển ngày xi măng đến năm 2020, xi măng đang và sẽ là ngành công nghiệp được nhà nước chú trọng phát triển. Sản lượng sản xuất đã được phê duyệt ữong quy hoạch phát triển sản xuất xi mãng lên đến gần 100 triệu tấn năm. Gần đây hàng loạt các Nhà máy xi măng mới được hoàn thàn và đi vào sản xuất, một số Nhà máy đã sản xuất lâu năm nay cũng đầu tư mở rộng làm cho thị trường xi măng vừa sôi động vùa cạnh tranh ngày một say gắt.

Trước tình hình đó, Cơng ty đang đẩy mạnh cơng tác thị trường, quảng bá sản phẩm để dữ vững thị trường chuyền thống và mở rộng thị trường mới. Công ty tiến hành xúc tiến việc quản lý, chăm sóc hệ thống tiêu thụ sàn phẩm và thúc đẩy mở rộng thêm các đại lý phân phối và tiếp cận các công trinh, dự án đầu tư tại các thành phố lớn nhằm duy trì hiệu quả của quá trình "hân phối sản phẩm.

Trong năm 2016, Cơng ty sẽ vẫn duy trì sự ổn định về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý.cơng ty phát triển cơng tác đào tạo Nội bộ, nâng cao chất lượng nhân viên.

Kế hoạch phát triển trong tương lai

Với hoạt động sản xuất kinh doanh chính cơng ty sẽ chú trọng vào việc nâng cao năng sản xuất, nâng cao chất lượng cũng như cất giảm các chi phí nhàm tối da hóa lợi nhuận của cơng ty.

Phát triển sản phẩm mới kinh doanh mới : công ty sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc tăng dần tỷ trọng xi măng PCB40.

Nhanh chóng phát huy năng suất chất lượng của Nhà máy Xi măng Nam Sơn là mục tiêu cốt lõi cho sự phát triển bền vũng của doanh nghiệp.

Khai thác sử dụng dây chuyền nghiền xi măng 500.000 tấn xi mãng/năm của Công ty Xãy dựng và xi mãng Sài Sơn II một cách hiệu quả.

3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Xi măng Sài Sơn

Vốn lưu động là một bộ phận có vai trị rất lớn trong hoạt động của cơng ty. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là góp phần quan trọng để công ty tăng trưởng và phát triển. Dựa vào những kiến thức đã học cùng với những tìm hiểu thực tế tại Công ty CP chế tạo biến thế và vật liệu điện Hà Nội trong thời gian qua, em xin đưa ra một số giải pháp cơ bản mang tính chủ quan, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty như sau:

3.2.1 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động,hồn thiện cơng tác xác định nhu cầu VLĐ hồn thiện cơng tác xác định nhu cầu VLĐ

Xuất phát từ thực tế Công ty trong thời gian gần đây, do đặc thù mặt hàng mà Công ty sản xuất kinh doanh là vật liệu xây dựng có tính chất thời vụ vì vậy việc xác định nhu cầu vốn lưu động là rất cần thiết. Theo tìm hiểu thơng tin thực tế thì Cơng ty thường tiến hành xác định nhu cầu VLĐ theo xác định nhu cầu vốn lưu động dựa trên báo cáo tình hình sử dụng vốn của những năm trước đó. Đây là phương pháp dự báo mang tính cảm tính, thiếu chính xác. Điều này tác động khơng tốt đến hoạt động kinh doanh nếu khơng có cách xử lý cụ thể sẽ mang lại rủi ro không nhỏ cho Công ty. Giải pháp cho trường hợp này là Cơng ty nên có một phương pháp phù hợp để xác định nhu cầu VLĐ.

Thực tế trong quản lý tài chính, có nhiều cách Cơng ty có thể áp dụng để tính tốn VLĐ thường xun cần thiết của mình. Cơng ty có thể sử dụng

phương pháp tính tốn căn cứ vào tổng mức ln chuyển vốn và vịng quay VLĐ để dự tính nhu cầu VLĐ năm kế hoạch. Phương pháp này tương đối đơn giản, phù hợp với Cơng ty:

Vnc = 1 1

L M

Trong đó: M1 : Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch L1 : Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch

Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch được xác định bằng DTT của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm kế hoạch do DT bán hàng luôn chiếm đa số trong tổng doanh thu ba loại hoạt động. Việc dự đoán tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch sẽ dựa vào DTT năm kế hoạch so với năm báo cáo, có tính tới việc dự đốn về giảm nhu cầu thực tế và khả năng thu hẹp quy mô kinh doanh của Công ty trong năm kế hoạch.

Áp dụng để dự báo nhu cầu VLĐ năm 2016 :

Với tình hình kinh tế khó khăn trước mắt, cơng ty quyết định doanh thu mục tiêu chỉ là 350 tỷ đồng.

M1 = 350 tỷ đồng

Bên cạnh đó Cơng ty quyết định mục tiêu số vòng quay vốn lưu động ở mức 2,13 vòng. Tức là L1= 2,13 vòng.

Vậy, nhu cầu VLĐ năm 2016 được dự báo là: Vnc = 1

1

L M

= 164,32 tỷ đồng.

Để tăng tính chính xác của việc dự báo, ngồi việc dựa vào các cơ sở như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm báo cáo, tốc độ luân chuyển vốn năm báo cáo thì Cơng ty cũng phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ những diễn biến của thị trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh từ đó có căn cứ lập cho phù hợp. Đây là một cơng việc hết sức khó khăn và địi hỏi cán bộ phân tích phải nhạy bén, có kinh nghiệm trong việc thu thập xử lý số liệu.

Sau khi xác định được nhu cầu VLĐ, Công ty cần tiến hành tìm kiếm nguồn tài trợ để đáp ứng nhu cầu VLĐ tăng thêm, tránh được tình trạng VLĐ thực tế không đáp ứng được nhu cầu về VLĐ của Cơng ty. Nguồn tài trợ này phải đảm bảo có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu vốn, an tồn và tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn đồng thời giúp Công ty đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, để phát huy được tối đa năng lực kinh doanh và tránh thiếu hụt vốn gây gián đoạn quá trình. Vì vậy, tùy theo điều kiện, xu hướng tài trợ TSLĐ trong thời gian tới bên cạnh việc phải duy trì đảm bảo được ngun tắc cân bằng tài chính thì đồng thời cũng phải tính tốn gia tăng nguồn VLĐ tạm thời để giảm áp lực chi trả lãi vay cho Công ty.

3.2.2 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động hợp lý.

Ở đầu năm 2015, Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) của Công ty đạt giá trị dương ( NWC > 0) tức là Công ty đang tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn dài hạn, cho thấy sự an tồn trong mơ hình tài trợ vốn của cơng ty, đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán, hệ số thanh toán nợ < 1. Nhưng đến cuối năm 2015 thì Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty đạt giá trị âm (NWC < 0)

3.2.3 Nâng cao hiệu quả quản trị vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, mặc dù thường chiếm tỷ trọng không cao so với các khoản mục khác nhưng nó là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của một doanh nghiệp tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định. Công ty cần xem xét ngay các biện pháp để xác định một cách chính xác lượng tiền mặt cần sử dụng trong năm 2014 bởi vì tiền mặt có liên quan chặt chẽ đến khả năng thanh toán và nếu các chỉ số này cao thì khơng những đảm bảo an tồn về mặt tài chính mà cịn tạo nâng cao uy tín của cơng ty trong việc huy động vốn từ ngân hàng hay các nhà cung cấp.

Doanh nghiệp có thể áp dụng mơ hình Baumol hoặc Miller - Orr để xác định lượng dự trữ tiền mặt hợp lý. Tuy nhiên, các mơ hình cũng nêu ra khá nhiều giả định, do đó cơng ty cần kết hợp giữa việc vận dụng từng mơ hình với tình hình hoạt động thực tế, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, kinh nghiệm hoạt động, các mục tiêu kinh doanh trong từng thời kỳ…..nhằm tạo ra tính chủ động cho cơng ty trong việc thanh toán tức thời các khoản nợ. Việc xác định mức dự trữ phải được thực hiện từ trong năm, giúp cơng ty chủ động và có những phản ứng kịp thời trước những nhu cầu chi tiêu đột xuất phát sinh.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần xi măng sài sơn (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)