Bối cảnh kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần xi măng sài sơn (Trang 103 - 105)

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty CP Ximăng Sài Sơn trong

3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội

Kinh tế tồn cầu năm 2015 nhìn chung phát triển chậm và khơng ổn

định, dù đã xuất hiện một số tín hiệu lạc quan. Có thể thấy, sau hơn 7 năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (năm 2008), kinh tế thế giới vẫn chưa lấy lại được đà tăng trưởng như trước đó. Dự báo năm 2016, tốc độ tăng trưởng có cải thiện hơn so với năm 2015, song kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Bức tranh chung về tình hình kinh tế thế giới trong năm 2015 tuy chưa thực sự khởi sắc nhưng cũng đã bớt ảm đạm hơn. Nhịp độ tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới vẫn chưa được như mức dự báo. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2015 là 2,4% (1), nhưng về cơ bản có thể thấy, những tác động của khủng hoảng tài chính và nợ cơng đã khơng cịn trầm trọng, kinh tế tồn cầu bắt đầu thích nghi dần với những biến động về chính trị, an ninh.

Việt nam được các chuyên gia đánh giá trong 1-2 năm tới sẽ là nước phát triển nội trội trong khu vực Đông Nam Á. Kinh tế Việt Nam được hỗ trợ bởi hoạt động sản xuất khỏe mạnh và dịng vốn đầu tư nước ngồi dồi dào. Năm 2015 Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, Những dấu hiệu cho thấy là lạm phát giảm mạnh, đồng tiền nội tệ được các bà nội trợ tin tưởng hơn. Hệ thống ngân hàng đã thoát khỏi cơn bĩ cực, tránh được sự sụp đổ, dần đi vào hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, những rủi ro lớn nhất của hệ thống ngân hàng như thanh khoản, nguy cơ lan truyền cái rủi ro của một số ngân hàng

yếu nhất sang cả hệ thống đã được chặn. Năm 2016, kinh tế Việt Nam được dự báo là có mức tăng trưởng theo hướng đi lên, tốt hơn ít nhiều so với xu hướng chung của thế giới. Tăng trưởng kinh tế nước ta giai đoạn 2014-2015 là 6,7%. Trong khi đó, dự báo giai đoạn 2015-2016, con số này sẽ được duy

trì, thậm chí là cao hơn.

Dự báo ngành trong năm 2016

Trong năm 2016, Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tình hình tiêu thụ xi măng năm 2016 sẽ rất khó khăn, nhất là cơng tác xuất khẩu, xi măng sẽ tiếp tục dư thừa lớn, cộng thêm sức ép từ bên ngoài, dự báo một năm cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành.

Tổng công suất các nhà máy xi măng của nước ta đạt khoảng 81,5 triệu tấn, trong khi năm 2016 dự kiến nhu cầu tiêu thụ xi măng cả nước đạt khoảng 75 - 77 triệu tấn, tăng từ 4 - 7% so với năm 2015. Tỷ lệ tiêu thụ nội địa năm tới dự báo tăng lên mức 59 - 60 triệu tấn, trong khi lượng xuất khẩu xi măng giảm xuống 16 - 17 triệu tấn.

Dù sản lượng tiêu thụ xi măng năm 2016 tăng so với năm nay nhưng theo Bộ Xây dựng một số nhà máy xi măng trên cả nước vẫn khơng thể hoạt động hết cơng suất vì cầu trên thị trường khơng theo được cung. Tính đến cuối năm 2015, cả nước có 76 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất thiết kế đạt 81,56 triệu tấn/năm. Trong 1-2 năm tới sẽ hình thành thêm một số doanh ngiệp sản xuất kinh doanh xi măng góp phần tăng lượng sản xuất xi măng trong nước.

Dự báo trong vòng 5 năm tiếp theo, công suất thiết kế ngành xi măng của Việt Nam sẽ chạm mốc 98,76 triệu tấn/ năm. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Mỹ về sản lượng sản xuất xi măng đứng đầu Thế giới.

Dự báo giá xi măng vẫn tiếp tục ổn định do chi phí sản xuất cơ bản ổn định.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần xi măng sài sơn (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)