II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
c. Tất nhiên và ngẫu nhiên
Phạm trù “Tất nhiên ” dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết
cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra nhu thế chứ khơng thể khác đuợc.
Phạm trù “Ngẫu nhiên” dùng để chỉ cái do các nguyên nhân bên ngoài. Do sự ngẫu hợp
của nhiều hồn cảnh bên ngồi quyết định. Do đó nó có thể xuất hiện, có thể khơng xuất hiện, có thể xuất hiện nhu thế này, hoặc có thể xuất hiện nhu thế khác.
Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con nguời và đều có vị trí nhất định đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tuợng (trong đó cái tất nhiên đóng vai trị quyết định):
+ Cái tất nhiên chi phối sự phát triển của sự vật.
+ Cái ngẫu nhiên làm cho sự phát triển của sự vật diễn ra nhanh hay chậm.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhung chúng không tồn tại biệt lập duới dạng thuần t, cũng nhu khơng có cái ngẫu nhiên thuần túy.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi, phát triển. Trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa cho nhau.
Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên chứ không dựa vào cái ngẫu nhiên.
Muốn nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích và so sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên.
Trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn, chúng ta không được xem nhẹ, bỏ qua cái ngẫu nhiên.
Trong hoạt động thực tiễn, cần tạo ra những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của tất nhiên và ngẫu nhiên theo mục đích nhất định.