II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
d. Quy luật phủ định của phủ định
Phủ định là sự thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự
vật trong q trình vận động, phát triển của nó.
mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ. Đặc điểm của phủ định biện chứng:
+ Tính khách quan. + Tính kế thừa.
Phủ định của phủ định
- Sự vật ra đời và tồn tại đã khẳng định chính nó. Trong q trình vận động của sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng diễn ra, sự vật đó khơng cịn nữa mà bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có những nhân tố tích cực đuợc giữ lại. Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác. Sự vật mới khác ấy duờng nhu là sự vật đã tồn tại, song khơng phải là sự trùng lặp hồn tồn, mà nó đuợc bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực thích hợp với sự phát triển tiếp theo của nó. Sau khi phủ định hai lần (phủ định của phủ định), sự vật hoàn thành một chu kỳ phát triển.
+ Phủ định lần 1 làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với mình.
+ Phủ định lần 2 dẫn đến sự vật mới ra đời - duờng nhu quay trở lại cái cũ nhung trên cơ sở mới cao hơn.
- Kết quả phủ định của phủ định là điểm kết thúc một chu kỳ phát triển và cũng là khởi điểm một chu kỳ phát triển mới, sự vật lại tiếp tục phủ định biện chứng chính mình để phát triển. Cứ nhu vậy, sự vật mới ngày càng mới hơn.
- Sự vật phải trải qua từ 2 lần phủ định trở lên mới hoàn thành một chu kỳ phát triển (số lần phủ định của một chu kỳ phát triển có thể lớn hơn 2, tuỳ thuộc từng sự vật cụ thể).
- Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu huớng tất yếu tiến lên của sự vật - xu huớng phát triển. Sự vận động, phát triển diễn ra theo đuờng “xoáy ốc”.
Ý nghĩa phương pháp luận
Giúp chúng ta hiểu đúng xu huớng phát triển của sự vật diễn ra quanh co, phức tạp, bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau, mỗi chu kỳ có đặc điểm riêng, từ đó có cách tác động phù hợp.
Cái mới, cái tiến bộ nhất định sẽ thay thế cái cũ, cái lạc hậu; nó kế thừa những gì tích cực của cái cũ. Do đó, cần chống thái độ phủ định sạch trơn cái cũ.
Trong quá trình phủ định cái cũ phải biết kế thừa có phê phán những tinh hoa của cái cũ, sử dụng chúng như là tiền đề cho sự ra đời cái mới, đồng thời khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của cái mới.