NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG

Một phần của tài liệu 123doc triet hoc danh cho khoi khong chuyen nganh triet hoc trinh do dao tao thac si tien si cac nganh khoa hoc tu nhien cong nghe (Trang 36 - 38)

1. Phản ánh hiện thực khách quan- nguyên tắc nền tảng của nhận thức luận duy vật biện chứng.Khái niệm phản ánh trở thành nguyên tắc nền tảng của nhận thức luận duy vật biện chứng, Khái niệm phản ánh trở thành nguyên tắc nền tảng của nhận thức luận duy vật biện chứng, trước đó đã được khảo sát nhiều trong lịch sử triết học.

Democritus nhận thức là sự phản ánh, sự tri giác các mơ hình đối tượng. Plato nhận thức là sự hồi tưởng bởi linh hồn các ấn tượng nó đã thu nhận trước đây ở vương quốc cái đẹp và tư tưởng thuần túy. Các nhà duy vật thời cận đại coi phản ánh như là sự phản chiếu gương, là một quá trình trực quan thụ động. Các nhà duy tâm mọi thời đại đều chối bỏ khái niệm phản ánh.

Khái qt những gì tích cực mà tồn bộ tư tưởng triết học đã đạt được trong lĩnh vực nhận thức luận, triết học Mác- Lênin đã nâng nhận thức luận lên trình độ lý thuyết mới, gắn kết chặt chẽ nó với thực tiễn lịch sử- xã hội, luận giải một cách biện chứng nhận thức như là hoạt động tích cực cải tạo thực tiễn do xã hội quy định. Phát triển sáng tạo quan điểm của Mác, V.I.Lênin đã nhấn mạnh, phản ánh hiện thực khách quan là nguyên tắc nền tảng của nhận thức luận duy vật biện chứng. Và ông đã xây dựng học thuyết về chân lý và thực tiễn với tư cách là cơ sở, tiêu chuẩn và mục đích của nhận thức.

2. Các giai đoạn cơ bản và biện chứng của quá trình nhận thức

a. Sự phản ánh trực quan về hiện thực.

Theo, V.I.Lênin, nhận thức là quá trình: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự

nhận thức hiện thực khách quan.

Nhận thức nhờ các giác quan có các hình thức xác định: Cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính riêng rẽ của đối tượng lên các giác quan của con người. Tri giác là hình ảnh cảm tính

khá tồn vẹn về đối tượng phản ánh cùng lúc bằng các gi ác quan khác nhau. Biểu tượng là sự tái

tạo trong ý thức hình ảnh những đối tượng đã tác động lên giác quan con người, đã được thu nhận trong quá khứ và được lưu giữ lại trong trí nhớ con người.

b. Tư duy trìu tượng và các hình thức của nó

Tư duy trìu tượng là sự phản ánh một cách gián tiếp và khái quát bản chất của hiện thực khách quan vào đầu óc con người, được thực hiện bởi con người xã hội t rong quá trình thực tiễn cải biến thế giới xung quanh

36 6

Quá trình tư duy trìu tượng diễn ra ở ba hình thức: Khái niệm là hình thức logic của tư duy phản ánh một cách gián tiếp và khái quát về đối tượng thông qua những dấu hiệu bản chất, khác biệt. Phán đốn là hình thức logic của tư duy phản ánh về sự tồn tại hay khơng tồn tại của thuộc tính nào đó của đối tượng, mối liên hệ của nó với các đối tượng khác. Suy lý là thao tác tư

duy mà nhờ đó từ một số các phán đốn rút ra được những phán đoán mới về đối tượng.

c. Sự thống nhất nhận thức cảm tính và lý tính

Nhận thức lý tính nhờ có tính khái qt cao nên có thể hiểu biết được bản chất, quy luật vận động và phát triển của thế giới, giúp cho nhận thức cảm tính có định hướ ng đúng và trở nên sâu sắc hơn. Tuy nhiên, nhận thức lý tính phản ánh gián tiếp, khái quát hiện thực khách quan. Muốn kiểm tra tri thức có được trong q trình nhận thức lý tính, nhận thức nhất thiết phải trở về với thực tiễn, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn duy nhất để kiểm tra tri thức.

d. Biện chứng của q trình nhận thức

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính thống nhất biện chứng với nhau, cơ sở của sự thống nhất đó chính là thực tiễn. Nhận thức cảm tính xuất hiện từ hoạt động thực tiễn và bước chuyển từ cảm tính lên lý tính cũng dựa trên cơ sở hoạt động này.

Sự chuyển từ cảm tính lên lý tính trong nhận thức tất yếu phải có hai điều kiện: một là, chủ thể nhận thức phải thâm nhập thực tiễn, tích cực khảo sát, điều tra thực tế để thu thập nhiều tư liệu cảm tính phong phú tạo ra cơ sở cho q trình chuyển từ cảm tính lên lý tính; hai là, phải trải

qua sự suy tư lý tính, gạn lọc những tài liệu cảm tính phong phú để bỏ cái thô lấy cái tinh, từ cái bề ngồi đi sâu vào cái bên trong, tích cực tìm tịi thì mới có thể nâng nhận thức cảm tính lên lý tính.

Từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn là bước nhảy thứ hai của quá trình nhận thức. Nhận thức nhằm cải tạo thế giới. Để đạt được mục đích đó thì cần phải có sự chỉ đạo của lý luận khoa học. Sự phụ thuộc của lý luận vào thực tiễn, ngồi bản thân lý luận phải chính xác, ra đời từ thực tiễn, thì cịn bị quy định bởi hai điều kiện: một là, lý luận phải quay trở lại thực tiễn, được quần chúng nắm vững thì mới có thể trở thành lực lượng vật chất to lớn; hai là, nhận thức lý tính phải quay trở lại thực tiễn thì mới có thể được kiểm nghiệm và phát triển.

Bước nhảy từ lý luận đến thực tiễn cần có những điều kiện xác định: thứ nhất, nhất thiết phải xuất phát từ thực tế, kiên trì nguyên tắc kết hợp lý luận chung và thực tiễn cụ thể. Thứ hai, lý

luận muốn quay trở lại thực tiễn thì cần phải thơng qua những khâu trung gian nhất định và phải thâm nhập được vào quần chúng, chính họ là chủ thể của thực tiễn. Thứ ba, cần phải có phương pháp thực tiễn chính xác, bởi phương pháp là sự vận động và cụ thể hóa của lý luận.

Sự lặp lại và phát triển vô hạn trong vận động của nhận thức

Từ thực tiễn đến nhận thức rồi từ nhận thức đến thực tiễn, cứ tuần hoàn lặp đi lặp lại như vậy đến vô cùng, từng bước một ngày càng sâu sắc hơn, cao hơn - là quá trình phát triển chung của nhận thức. Xét về hình thức thì vận động này là sự tuần hoàn của nhận thức và thực tiễn; xét về nội dung thì mỗi vịng tuần hồn đều là một q trình tiến đến một cấp độ cao hơn vịng tuần hoàn trước.

Nguyên nhân khiến sự vận động của nhận thức có tính tuần hồn và vơ hạn là: Thứ nhất, nhận thức của con người về đối tượng thường bị chi phối bởi giới hạn của những điều kiện chủ quan và khách quan nhất định cho nên không thể phản ánh một lần đã là xong ngay. Thứ hai, xét

về sự nhận thức cụ thể của từng người thì rõ ràng là một tư tưởng, một kế hoạch, một phương án nào đó phải trải qua nhiều lần trở đi trở lại trong thực tiễn mới đạt được kết quả theo dự kiến, mới được hồn thành. Trong khi đó, thế giới vật chất ln luôn vận động và phát triển. Do vậy, nhiệm vụ nhận thức của con nguời cũng là phải không ngừng giải quyết mâu thuẫn giữa khách quan và chủ quan, giữa nhận thức và thực tiễn nhằm đạt đến sự thống nhất có tính lịch sử- cụ thể giữa chúng, chứ khơng có chuyện đã phát hiện ra «chân lý vĩnh hằng », «chân lý cuối cùng».

đ. Logic nội tại của sự phát triển tri thức

học có tính độc lập tuơng đối, có logic vận động nội tại riêng. Tính độc lập tuơng đối trong sự phát triển của khoa học biểu hiện ở tính tất yếu do nhu cầu của chính nhận thức phải hệ thống hóa các tri thức quy định, ở sự tuơng tác giữa các phân mơn khác nhau của khoa học đó và của các khoa học khác với nhau, ở sự ảnh huởng lẫn nhau của tất cả các hình thức hoạt động tinh thần của con nguời, ở sự trao đổi tự do giữa các ý kiến.

3. Quan điểm biện chứng duy vật về chân lý

a. Khái niệm chân lý

Chân lý là sự phản ánh phù hợp của chủ thể nhận thức về đối tuợng, sự phản ánh đó tái

tạo lại hiện thực nhu tự thân vốn có, ngồi và khơng phụ thuộc vào ý thức.

b. Tính khách quan của chân lý

Chân lý khách quan là nội dung các tri thức của con nguời phù hợp với các đối tuợng

đuợc phản ánh; là sự phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan vào ý thức con nguời

c. Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối

Chân lý tuyệt đối là chân lý khách quan đã chứa đựng trong mình tri thức đầy đủ và tồn

diện về bản chất của đối tuợng

Chân lý tương đối là những khái niệm, luận điểm, những lý thuyết mà về cơ bản phản ánh

chân xác các đối tuợng khách quan, nhung trong quá trình phát triển của khoa học và thực tiễn xã hội vẫn khơng ngừng đuợc chính xác hóa, đuợc cụ thể hóa, đuợc làm sâu sắc thêm; chúng là những giai đoạn trên đuờng đến chân lý tuyệt đối.

d. Tính cụ thể của chân lý

Tính cụ thể của chân lý là chân lý đạt đuợc trong quá trình nhận thức bao giờ cũng phản

ánh sự vật, hiện tuợng trong một điều kiện cụ thể với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định.

Một phần của tài liệu 123doc triet hoc danh cho khoi khong chuyen nganh triet hoc trinh do dao tao thac si tien si cac nganh khoa hoc tu nhien cong nghe (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w