NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÀ SỰ VẬN DỤNG NÓ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu 123doc triet hoc danh cho khoi khong chuyen nganh triet hoc trinh do dao tao thac si tien si cac nganh khoa hoc tu nhien cong nghe (Trang 39 - 44)

NÓ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Nội dung của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

a. Khái niệm lý luận

- Định nghĩa lý luận

Lý luận là thuật ngữ đa nghĩa. Có thể hiểu: lý luận là quan điểm, học thuyết với tu cách là kết quả của một quá trình nhận thức nhất định. Lý luận là một quá trình nhận thức (ho ạt động lý luận), bao gồm những diễn biến nội t ại và c ả những điều kiện bên ngoài c ủa hoạt động. Ở đây, chúng ta nghiêng nhiều hơn về lý luận với tu cách là hoạt động nhận thức lý luận. Do đó, có thể

định nghĩa: Lý luận là sự nhận thức bản chất, mối liên hệ bên trong tất yếu của đối tượng và diễn

đạt kết quả của nhận thức đó bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, phán đoán về quy luật nội tại của đối tượng.

- Đặc điểm của lý luận

Về nội dung, lý luận phản ánh bản chất, mối liên hệ tất yếu của đối tuợng. Về hình thức, lý luận diễn đạt nội dung trên bằng các khái niệm, phán đốn. Về tính chất, lý luận có tính trìu tuợng, khái qt, tổng hợp rất cao.

Chủ thể lý luận phải là nguời hoạt động tự giác, tích cực và chủ động chiếm lĩnh đối tuợng.

- Cấu trúc của hoạt động lý luận

Hoạt động lý luận là một hệ thống có cấu trúc cơ bản gồm:

Chủ thể hoạt động lý luận là con nguời có nhu cầu, mục đích, năng lực trí tuệ, có thể lực,

có kỹ năng, kinh nghiệm cùng các phuơng tiện, cơng cụ (vật chất và tinh thần) cần thiết cho hoạt động đó. Mục đích trực tiếp của chủ thể hoạt động lý luận là nắm bắt những q trình mang tính bản chất, quy luật của đối tuợ ng phục vụ cho việc thực hiện những m ục đích lâu dài thỏa mãn lợi ích kinh tế- xã hội của mình. Chủ thể ho ạt động lý luận có thể là một cá nhân, là một tập thể, cộng đồng xã hội nhất định.

Đối tượng của hoạt động lý luận là những mặt xác định của khách thể mà chủ thể lý luận

tác động vào nhằm khám phá, nắm bắt bản chất của chúng.

Điều kiện của hoạt động lý luận là mơi truờng tự nhiên, văn hóa- xã hội với những yếu tố,

quá trình vật chất và tinh thần diễn ra trong đó.

Kết quả của hoạt động lý luận là những học thuyết, quan niệm mới, là năng lực tu duy

đuợc nâng lên sau một chu kỳ ho ạt động, là sự kết tinh, chuyển hóa lý lu ận vào các lĩnh vực nhận thức khác nhau...Kết quả lý luận r ất đa dạng nhu sự đa dạng c ủa chủ thể và lĩnh vực hoạt động vậy.

b. Khái niệm thực tiễn

Theo Mác, thực tiễn là một quan hệ chủ thể - khách thể, nó vừa là hoạt động khách quan, cảm tính, vừa có tính biến đổi- cách mạng, đồng thời là thực chất của mọi đời sống xã hội. Nhu vậy, theo triết học Mác- Lênin, thực tiễn có các đặc trung:

1. Thực tiễn là hoạt động của con nguời, vì vậy nó là một quan hệ chủ thể - khách thể. 2. Thực tiễn là ho ạt động khách quan, c ảm tính, ho ạt động vật chất phổ biến. Tính vật chất phổ biến của thực tiễn bao trùm tồn bộ kết cấu của nó: ở chủ thể, khách thể, nhu cầu, ở các phương tiện và kết quả cuối cùng của nó tạo ra.

3. Thực tiễn là hoạt động biến đổi hiện thực. 4. Thực tiễn là hoạt động có tính lịch sử- xã hội.

Tóm lại, thực tiễn là tồn bộ hoạt động vật chất, đối lượng- cảm tính, có mục đích, có

tính lịch sử- xã hội của con người với nội dung là chinh phục và cải biến các khách thể tự nhiên, xã hội và cấu thành cơ sở phổ biến, động lực phát triển của xã hội, của nhận thức con người.

Theo lĩnh vực hoạt động có thể phân chia thực tiễn thành các hình thức:

Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động trực tiếp tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên,

tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của con người trực tiếp tác động vào xã hội, cải

biến các quan hệ xã hội theo hướng tiến bộ.

Hoạt động thực nghiệm khoa học là ho ạt động của các nhà khoa học tác động nhằm làm

cải biến những đối tượng nhất định, trong một điều kiện nhất định, theo một mục đích nghiên cứu nhất định.

Các hình thức hoạt động thực tiễn tuy có sự khác nhau tương đối, song chúng thống nhất, có chung ch ủ thể ho ạt động, có cùng m ục đích; chúng hỗ trợ, ảnh hưởng l ẫn nhau. Do đó, sự phân biệt các hình thức hoạt động thực tiễn chỉ mang tính tương đối. Trong các hình thức hoạt động thực tiễn thì hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất.

c. Vai trò của thực tiễn đối với lý luận

Thực tiễn là cơ sở của lý luận. Thông qua kết quả ho ạt động thực tiễn, kể cả thành công

cũng như thất bại, con người phân tích c ấu trúc, tính chất và các mối quan hệ c ủa các yếu tố, các điều kiện trong các hình th ức thực tiễn để hình thành lý lu ận. Quá trình hoạt động thực tiễn cịn là cơ sở để bổ sung và điều chỉnh những lý luận đã được khái quát. Mặt khác, hoạt động thực tiễn của con người làm nảy sinh những vấn đề mới địi hỏi q trình nhận thức phải tiếp tục gi ải quyết. Thơng qua đó, lý luận được bổ sung, mở rộng.

Thực tiễn là động lực của lý luận. Ho ạt động của con người làm hoàn thiện các cá nhân,

hoàn thiện các mối quan hệ của con người với t ự nhiên, với xã hội. Lý luận được vận dụng làm phương pháp cho hoạt động thực tiễn, mang l ại lợi ích cho con người và càng kích thích con người tích cực bám sát thực tiễn để khái qt lý lu ận. Q trình đó diễn ra khơng ngừ ng trong sự tồn tại c ủa con người, làm cho lý luận ngày càng đầy đủ, phong phú và sâu s ắc hơn. Nhờ vậy, hoạt động của con người không bị hạn chế trong không gian và thời gian. Thơng qua đó, thực tiễn thúc đẩy một ngành khoa học mới ra đời - khoa học lý luận.

Thực tiễn là mục đích của lý luận. Mục đích chủ yếu của lý luận là nâng cao năng lực ho

ạt động của con người trước hiện thực khách quan để đem lại lợi ích cao hơn, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân và xã hội. Tự thân lý luận không tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu c ầu của con người. Nhu cầu đó, chỉ được thực hiện trong ho ạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn sẽ biến đổi tự nhiên và xã hội theo mục đích của con người. Tức lý luận phải đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn của con người.

Thực tiễn là tiêu chu ẩn chân lý của lý luận. Tính chân lý của lý luận là sự phù hợp của lý

luận với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm, là giá trị phương pháp của lý luận đối với hoạt động thực tiễn của con người. Do đó, mọi lý luận phải thơng qua thực tiễn kiểm nghiệm. C.Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt đến chân lý khách quan khơng, hồn tồn khơng phải là vấn đề lý luận mà là vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn

mà con người chứng minh chân lý”. Thông qua thực tiễn, những lý luận đạt đến chân lý sẽ được bổ sung vào kho tàng tri thức nhân loại, những kết luận chưa phù hợ p thực tiễn thì tiếp tục điều chỉnh, bổ sung hoặc nhận thức lại.

40 0

Thực tiễn là tiêu chu ẩn chân lý c ủa lý luận khi thực tiễn đạt đến tính tồn vẹ n của nó. Tính tồn vẹ n của thực tiễn là thực tiễn đã trải qua quá trình tồn tại, vận động, phát triển và chuyển hóa. Thực tiễn có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Chỉ những lý luận nào phản ánh được tính tồn vẹ n c ủa thực tiễn thì m ới đạt đến chân lý. Chính vì vậy, V.I.Lênin cho r ằng: “Thực tiễn c ủa con người l ặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần được in vào ý thức của con người bằng những hình tượng lơgíc. Những hình tượng này có tính vững chắc c ủa một thiên kiến, có một tính chất cơng lý, chính vì (và chỉ vì) sự lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần ấy”.

Tuy nhiên, xét đến cùng, thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý duy nhất của lý luận, nhưng vì thực tiễn phong phú, đa dạng, ln vận động và biến đổi, do đó ngồi tiêu chuẩn thực tiễn cịn có thể có những tiêu chu ẩn khác như tiêu chuẩn lơgíc, tiêu chuẩn giá trị. Song các tiêu chu ẩn đó vẫn phải trên nền tảng c ủa thực tiễn. Chính vì vậy, chúng ta có thể nói khái qt, thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận.

Ý nghĩa phương pháp luận

Phải có quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điểm thực tiễn có các yêu cầu sau:

+ Nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn của con người, phải xuất phát từ thực tiễn. Nghiên cứu lý luận phải gắn với thực tiễn, học phải đi đôi với hành.

+ Phải chú trọng công tác tổng kết thực tiễ n, bổ sung, hồn thiện và phát triển lý luận. Phải ln lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra sự đúng, sai của lý luận.

+ Tránh tuyệt đối hố thực tiễn và coi thường lý luận, vì khi đó sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm. Đồng thời, cũng cần tránh tuyệt đối hoá lý luận và coi thường thực tiễn để từ đó rơi vào bệnh giáo điều. Phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.

d. Vai trò của lý luận đối với thực tiễn

Thơng qua ho ạt động thực tiễn của mình, con nguời khái quát thành lý luận. Từ đó, những hoạt động của con nguời muốn có hiệu quả nhất thiết phải có lý luận soi đuờng. Chính nh ờ có lý luận soi đuờ ng, hoạt động c ủa con nguời mới trở thành tự giác, có hiệu quả và đạt đuợc mục đích mong muốn.

Lý luận đóng vai trị soi đuờng cho thực tiễn, vì lý luận có khả năng định huớng mục tiêu, xác đị nh lực luợng, phuơng pháp, biện pháp thực hiệ n. Lý luận còn dự báo đuợc khả năng phát triển cũng nhu các mối quan hệ của thực tiễn, dự báo đuợc những rủi ro có thể xảy ra, những hạn chế, những thất bại có thể có trong q trình ho ạt động. Mặt khác, lý luận cịn có vai trị giác ngộ m ục tiêu, lý tuở ng, liên kết các cá nhân thành cộng đồng, tạo thành sức m ạnh vô cùng to lớn c ủa quần chúng trong cải t ạo tự nhiên và c ải tạo xã hội. Chính vì vậy, C.Mác cho r ang: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên khơng thể thay thế sự phê phán c ủa vũ khí, lực luợng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực luợng vật chất; nhung lý luận cũng sẽ trở thành l ực luợng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”.

Lý luận có tính lịch sử, cụ thể. Do đó, khi vận dụng lý luận chúng ta cần phân tích một cách cụ thể mỗi tình hình cụ thể. Nếu vận dụng một cách máy móc, giáo điều thì chẳng những hiểu sai giá trị của lý luận mà còn phuơng hại đế n thực tiễn, làm sai lệch sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

Vận dụng lý luận vào họat động thực tiễn, từ lý luận để xây dựng mơ hình thực tiễn theo những mục đích khác nhau của q trình hoạt động, dự báo các diễn biến, các quan hệ, lực luợng tiến hành và những phát sinh của nó trong q trình phát triển để phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm đạt hiệu quả cao.

luận vào thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải bám sát diễn biế n c ủa thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những khiếm khuyết của lý luận, hoặc có thể thay đổi lý luận cho phù hợp với thực tiễn. Tính năng động c ủa lý luận chính là điều chỉ nh cho phù hợ p với thực tiễn. V.I.Lênin nhận xét: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận), vì nó có uu điểm khơng những của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp”.

Các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ, hiệu quả tác động của lý luận đối với thực tiễn

Tính đúng đắn, khoa học của lý luận.

Mức độ thâm nhập của lý luận và quần chúng nhân dân. Năng lực hiện thực hoá lý luận của chủ thể lãnh đạo, quản lý.

đ. Yêu xầu của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đuợc rút ra từ mối quan hệ hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn. Đây là nguyên tắc của nhận thức khoa học nói chung, nằm trong hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận biện chứng duy vật. Nội dung của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:

1. Lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, nghĩa là phải nghiên cứu, nắm bắt cụ thể tình hình thực tiễn, phải nhìn rõ các yêu cầu, những vấn đề do thực tiễn đặt ra và đòi hỏi lý luận phải trả lời. Trong số chúng, phải đặc biệt chú ý đến những vấn đề cấp bách để tập trung giải đáp. Về thực

chất, những vấn đề đó bao giờ cũng do chí nh con người, tập đồn người đang hoạt động đặt ra từ thực tiễn. Vì vậy, địi hỏi quan trọng nhất ở đây là phải thấy được lợi ích, xuất phát từ lợi ích của những lực lượng xã hội nhất định và dựa vào đó để xác định mục đích, những nhiệm vụ, phương thức giải quyết chúng về mặt lý luận. Có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động của con người, thì có bấy nhiêu những u cầu và vấn đề thực tiễn đạt ra, như trong sản xuất kinh tế, xã hội, quốc phòng,.... Đồng thời, cũng phải biết những điều kiện, tiền đề, khả năng khách quan mà thực tiễn cung cấp giúp giải quyết vấn đề.

2. Lý luận phản ánh trung thực đối tượng như vốn có. Thực tiễn nói chung và thực

nghiệm khoa học nói riêng chỉ đạt được mục đích, kết quả mong muốn khi lý luận cung cấp cho nó những chỉ dẫn, giải pháp đúng đắn về đối tượng hiện thực. Do đó, một khía cạnh quan trọng được yêu cầu này đặt ra là lý luận phải được kiểm nghiệm, phải được xác nhận là chân thực trước khi áp dụng vào thực tiễn.

3. Lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn. Việc vận dụng lý luận vào thực tiễn phải có

phương pháp, cách thức phù hợp. Và tùy theo những yêu cầu của thực tiễn mà áp dụng những lý luận tương ứng. Nghĩa là phải có năng lực hiện thực hóa lý luận.

4. Lý luận phải đóng vai trị chỉ đạo, dẫn đường cho thực tiễn. Lý luận chính là thực tiễn

đã được ý thức, dó đó nó đóng vai trị dẫn đường cho thực tiễn. Thực hiện được vai trò này, lý luận phải mang tính khoa học, tiên tiến và cách mạng.

5. Lý luận phải không ngừng được bổ sung, đổi mới, phát triển hơn để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Vì, bản thân thực tiễn khơng ngừng vận động và phát triển, do đó, lý luận khơng thể

đứng im. Lý luận phải thường xuyên tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, để tự kiểm tra trong thực tiễn.

Tóm lại, bản chất căn cốt của nguyên tắc này là lý luận phù hợp với thực tiễn.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất lý luận và thực tiễn

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đơi với hành, nói và làm đi liền với nhau là một trong những tư tưởng cơ bản của Chủ tịc h Hồ Chí Minh. Người nhấn mạnh: «Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin. Thực tiễn khơng có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận khơng có liên hệ với thực tiễn là lý luận

Một phần của tài liệu 123doc triet hoc danh cho khoi khong chuyen nganh triet hoc trinh do dao tao thac si tien si cac nganh khoa hoc tu nhien cong nghe (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w