1. Mục đích, bản chất và nguồn gốc của nhận thức
a. Mục đích của nhận thức
Nhận thức của con người nhằm phát hiện ra các quy luật của thế giới để cải tạo tự nhiên, xã hội với mục đích đạt được cuộc sống hài hòa cho con người trong thế giới.
b. Nguồn gốc và bản chất của nhận thức
Nhận thức luận được hình thành cùng với sự xuất hiện của triết học với tư cách là một trong phân môn triết học nền tảng. Nhận thức luận nghiên cứu bản chất của nhận thức, khả năng nhận thức của con người về các đối tượng hiện thực, các thuộc tính, các mối liên hệ của chúng, về các tính quy luật cơ bản của q trình nhận thức.
2. Chủ thể, khách thể và đối tượng của nhận thức
a. Chủ thể của nhận thức
Chủ thể nhận thức là con người. Và con người chỉ là chủ thể nhận thức khi là thành viên của xã hội, bởi vì, các hình thái ý thức xã hội đã ảnh hưởng rất căn bản đến nội dung nhận thức.
b. Khách thể và đối tượng của nhận thức
Khách thể nhận thức là những đối tượng vật chất hay tinh thần mà hoạt động của chủ thể
hướng tới.
Đối tượng nhận thức là một phân khúc của hiện thức ít nhiều hẹp hơn, được tách ra từ
tổng các khách thể trong quá trình nhận thức.
về mặt cấu trúc đối tượng nhận thức khác với khách thể nhậ n thức ở chỗ, chỉ có những thuộc tính chủ yếu, căn bản của khách thể theo mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu khoa học mới là đối tượng của nhận thức.
3. về khả năng nhận thức của con người
Có ba xu hướng cơ bản trả lời về khả năng nhận thức của con người:
Khả tri luận khẳng định, thế giới có thể nhận thực được. Cơ sở triết học của khả tri luận là
nguyên tắc thống nhất vật chất của thế giới và toàn bộ kinh nghiệm của nhận thức, của thực tiễn lịch sử- xã hội.
Hồi nghi luận khơng phủ nhận tính nhận thức thế giới, nhưng nghi ngờ tính đáng tin cậy
của tri thức.
4. Sự thống nhất và đa dạng các kiểu tri thức
Nhận thức là q trình tác động tích cực - có chọn lọc, phủ định và kế thừa các hình thức
gia tăng thơng tin tiến bộ, thay thế nhau trong lich sử.
Tri thức là kết quả quá trình nhận thức đã được xác định về mặt logic và được kiểm tra bởi
thực tiễn xã hội. Kết quả đó, một mặt, là sự phản ánh phù hợp hiện thực vào ý thức con người bằng các biểu tượng, khái niệm, phán đốn, lý thuyết (tức là các hình ảnh chủ quan), mặt khác, thể hiện như là sự nắm bắt chúng và hành động trên cơ sở của chúng. Tri thức có các mức độ tin cậy khác nhau, vì phản ánh biện chứng chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. về nguồn gốc và phương thức vận hành, tri thức là hiện tượng xã hội có phương tiện ghi nhận là ngơn ngữ tự nhiên và nhân tạo. về hình thức, có thể chia tri thức co n người thành các loại: thông thường- tiền khoa học, khoa học và nghệ thuật; dựa trên cơ sở trình độ chinh phục hiện thực khác nhau - cả kinh nghiệm lẫn lý luận.