CÁC HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC KHOA HỌC VÀ ĐẶ THÙ CỦA NHẬN THỨC XÃ HỘ

Một phần của tài liệu 123doc triet hoc danh cho khoi khong chuyen nganh triet hoc trinh do dao tao thac si tien si cac nganh khoa hoc tu nhien cong nghe (Trang 38 - 39)

NHẬN THỨC XÃ HỘI

1. Các hình thức, phương pháp nhận thức khoa học

Nhận thức khoa học là hình thức nhận thức phát triển cao của con nguời. Trong từng hoàn cảnh, chúng ta sẽ khảo sát các hình thức và phuơng pháp nhận thức khoa học theo những nấc thang phát triển chủ yếu của nó: Thu thập dữ kiện khoa học; Quan sát; Mơ tả; Đo đạc; Thí

nghiệm; Mơ hình hóa; So sánh; Giả thuyết; Xây dựng lý thuyết

2. Đặc thù của nhận thức xã hội

Xã hội là bộ phận của tự nhiên, là sản phẩm phát triển cao nhất của nó. Các quy luật tự nhiên và quy luật xã hội vừa thống nhất vừa có nhiều đặc thù khác nhau. Bên cạnh những đặc điểm giống quy luật tự nhiên như: khách quan, bền vững, con người chỉ nhận thức và vận dụng chứ khơng tự nhiên xóa bỏ quy luât.... Quy luật xã hội có các đặc thù: các quy luật xã hội chỉ tác động khi và chỉ ở nơi có đời sống con người; các quy luật xã hội chỉ biểu hiện thông qua hoạt động của con người và trực tiếp động chạm đến lợi ích của các nhóm xã hội...

Những đặc điểm của quy luật xã hội có ý nghĩa quyết định đến đặc thù của sự nhận thức xã hội. Đặc thù của nhận thức xã hội thể hiện: tính chất của mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể nhận thức xã hội; ln diễn ra trong bầu khơng khí quan hệ cá nhân của chủ thể với đối tượng nghiên cứu; luôn chịu ảnh hưởng của mơi trường xã hội; tính đảng và tính giai cấp trong nhận thức xã hội;...

3. Những nguyên tắc cơ bản của nhận thức khoa học xã hội và nhân văn

Đó là những nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ hai nguyên lý nền tảng (với các nguyên tắc: nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc lịch sử- cụ thể), và những nguyên tắc dẫn xuất từ những quy luật, phạm trù cơ bản của cách hiểu duy vật về lịch sử.

4. Cách hiểu duy vật lịch sử trong nhận thức xã hội

Cách hiểu duy vật về lịch sử như một lý luận xã hội không những là cơ sở, xuất phát điểm của nhận thức về các quá trình xã hội, mà cịn là phương pháp của nhận thức đó, là phương pháp vận động tới chân lý. Các phạm trù hình thái kinh tế - xã hội, lực lượng sản xuất và quan hệ sản

38 8

xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, kết cấu giai cấp- xã hội và nhiều nữa đang làm cơ sở lý luận cho các nghiên cứu xã hội cụ thể.

Luận điểm nền tảng về tính thứ nhất của tồn tại xã hội và tính thứ hai của ý thức xã hội hướng các nhà nghiên cứu đến việc khảo sát những cơ sở vật chất của đời sống con người, đến việc vạch mở các tính quy luật và mâu thuẫn trong đời sống vật chất của xã hội, thúc giục tìm kiếm phương pháp dự báo các cải biến xã hội trong phương thức sản xuất của cải vật chất.

Như vậy, nhìn chung các quy luật, phạm trù và những luận điểm lý luận của triết học Mác- Lênin không chỉ cấu thành cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu xã hội, mà còn là phương pháp nghiên cứu phổ biến các hiện tượng xã hội.

Một phần của tài liệu 123doc triet hoc danh cho khoi khong chuyen nganh triet hoc trinh do dao tao thac si tien si cac nganh khoa hoc tu nhien cong nghe (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w