Nâng cao ý thức cho người dân Thủ đô về công tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng đường bộ, văn minh đô thị

Một phần của tài liệu thanh tra giao thông trong quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ ở thủ đô hà nội (Trang 84 - 85)

GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI CỦA LỰC LƯỢNG THANH TRA GIAO THÔNG

3.2.2.1.Nâng cao ý thức cho người dân Thủ đô về công tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng đường bộ, văn minh đô thị

an tồn giao thơng đường bộ, văn minh đô thị

Ý thức pháp luật về TTATGT là một bộ phận của ý thức pháp luật, một dạng của ý thức xã hội. Tuy nhiên, không phải mọi yếu tố trong đời sống xã hội đều tác động, ảnh hưởng đến ý thức pháp luật. Căn cứ vào một số yếu tố trực tiếp có liên quan đến sự hình thành và phát triển của ý thức pháp luật, có thể nêu lên một số nguyên nhân dẫn đến trình độ ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ của người dân Thủ đô chưa cao.

Thứ nhất, nhìn vào cơ cấu dân số Thủ đơ thì đa số có nguồn gốc từ

nơng dân. Nền kinh tế thị trường đang trong quá trình định hình và phát triển, các thiết chế của nền kinh tế thị trường đang trong quá trình hồn thiện, các thiết chế của nền kinh tế thị trường cũng như những đòi hỏi của nó chưa thật sự tác động mạnh đến suy nghĩ và phương châm hành động của đại bộ phận dân chúng. Điều đó làm cho sự nỗ lực thay đổi phương thức lao động, phương thức sinh hoạt, lối tư duy của người dân chưa đạt được kết quả như mong muốn. Mặt khác tính cộng đồng, lối suy nghĩ tiểu nơng, cách sống tự do tùy tiện vẫn đang khiến cho nỗ lực đổi mới tư duy, lối sống để phù hợp với một xã hội công nghiệp đang trở nên chưa hiệu quả.

Thứ hai, trình độ dân trí nói chung và trình độ pháp luật nói riêng cịn yếu

kém. Lối sống cộng đồng xem nhẹ và vai trị cá nhân làm cho việc định hình giá trị nhân cách chưa được ổn định và phù hợp với thời đại, chưa kích thích được tính tích cực, tính chịu trách nhiệm cao trước cộng đồng của từng cá nhân.

Thứ ba, chúng ta chưa có những cơng trình nghiên cứu thỏa đáng

những vấn đề về đời sống pháp lý nói chung dưới góc độ văn hóa trên địa bàn Thủ đơ để nhận biết những mặt tích cực và những mặt tiêu cực đang tác động đến sự hình thành ý thức pháp luật, văn minh đơ thị của người dân Thủ đô.

Thứ tư, việc thực hiện biện pháp pháp lý để hình thành và nâng cao ý

thức pháp luật chưa đạt hiệu quả cao. Cụ thể là: cơng tác tun truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật cịn chậm về đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp và chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục; công tác kiểm tra nhắc nhở, xử lý chưa thường xun, liên tục mà cịn mang tính chất “cao điểm” theo kiểu phong trào; việc xử lý vi phạm đôi khi chưa kịp thời, chưa nghiêm minh và đúng pháp luật…

Từ những nguyên nhân, lý do chính nêu trên chúng ta nhận thấy việc tiếp tục vận động, tuyên truyền giáo dục kết hợp với việc sử dụng các biện pháp pháp lý để từng bước nâng cao ý thức pháp luật, lối sống mới - văn minh đô thị thời mở cửa cho nhân dân Thủ đô là một vấn đề và nội dung quan trọng

Một phần của tài liệu thanh tra giao thông trong quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ ở thủ đô hà nội (Trang 84 - 85)