Đặc điểm giao thông đường bộ Hà Nộ

Một phần của tài liệu thanh tra giao thông trong quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ ở thủ đô hà nội (Trang 36 - 39)

THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.1.1.Đặc điểm giao thông đường bộ Hà Nộ

Hà Nội - Trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và là trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Trong quá trình phát triển của đất nước, Hà Nội đã và đang thu hút nhiều sự đầu tư, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc bộ có diện tích tự nhiên 3.344,7km2, dân số khoảng 6.2 triệu người.

Hà Nội có 1.427 km đường với 21,2% đường nhựa và 39% là đường nhựa chất lượng kém, 14% đường rải sỏi và 25,85 đường đất. Tuyến đường trục chạy qua thành phố với quốc lộ 1, quốc lộ 5 nối Hà Nội - Hải Phòng và các quốc lộ 2, 3, 4, 32. Để làm giảm lượng xe liên tỉnh qua thành phố người ta xây dựng các vành đai I, II, III. Những con đường chính đi các tỉnh, được nâng cấp và mở rộng dó là đường phía Nam (đường Giải Phóng), Phía Bắc đường đi Hải Phịng (đường Nguyễn Văn Cừ). Đường cao tốc Nam Thăng Long - Nội Bài nối Hà Nội tới sân bay quốc tế Nội Bài có chiều dài 14,6 km. Thành phố có tổng cộng 558 nút giao thơng trong 9 quận nội thành, trong đó riêng khu vực trung tâm có tới 484 điểm. Nội thành Hà Nội có 416 tuyến đường với tổng số 267 km, mật độ đường giao thơng chiếm 6% diện tích đất đơ thị. Tỷ lệ này quá thấp so với yêu cầu của một đô thị phát triển.

Mạng lưới đường bộ trên địa bàn Hà Nội phát triển tương đối đồng bộ, không kể các đường phố trong nội thành (260 km) mật độ đường ô tô của

thành phố khoảng 220km/100km lãnh thổ. Nhiều tuyến đường quan trọng như quốc lộ 1, 2, 3, 5 và 32… đi qua thành phố tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa Hà Nội với các địa phương khác.(44);(45)

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Chính phủ về lập lại TTATGT, Thành ủy, Hội đồng nhân dân và UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai nhiều biện pháp để cải thiện tình hình giao thơng như đẩy nhanh việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, điều chỉnh thời gian hoạt động của các loại phương tiện, nhiều cơng trình giao thơng, đặc biệt là các đường phố đã được đầu tư xây dựng, cải tạo góp phần tạo nên sự khang trang, thơng thống cho nhiều tuyến phố. Tuy nhiên, mạng lưới giao thông của Hà Nội vẫn mang nét đặc trưng của các đô thị Việt Nam, cụ thể là:

Thứ nhất, quỹ đất cho giao thông đường bộ ở Hà Nội là quá thấp. Khu

vực nội thành có 343 km tương ứng với diện tích mặt đường là 5,25 km2, chiếm khoảng 6,18 diện tích đất đơ thị. Khu vực ngoại thành có 770 km đường các loại, chiếm khoảng 0,88% diện tích đất.(45)

Thứ hai, mạng lưới đường bộ phân bố không đồng đều. Một số khu

phố cũ hoặc trung tâm đơ thị có mạng đường tương đối phù hợp nhưng mật độ dân cư cao, mật độ người tham gia giao thông quá lớn. Nhiều khu dân cư, kể cả một số khu vực mới xây dựng, chưa có mạng đường hồn chỉnh. Mật độ đường ngoại thành rất thấp, giao thông không thuận tiện dẫn đến việc tập trung dân cư vào nội đô, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tổ chức giao thông.

Thứ ba, mạng đường chưa hoàn chỉnh, thiếu nhiều đường nối giữa các

trục chính quan trọng. Một số tuyến chính quan trọng chưa được cải tạo, mở rộng để đáp ứng năng lực yêu cầu. Xu hướng “phố hóa” các quốc lộ gây nguy cơ mất an tồn và ùn tắc giao thơng. Giao thơng tĩnh (bến, bãi đỗ xe, trạm dừng…) còn thiếu và khơng tiện lợi.

Thứ tư, mặt cắt ngang đường nói chung là hẹp. Đa số các đường có bề

rộng lịng đường từ 7m đến 11m, chỉ có khoảng 12% đường có chiều rộng lớn hơn 12m. Khả năng mở rộng đường nội đơ là rất khó khăn do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Vỉa hè thường xuyên bị chiếm dụng làm chỗ để xe hoặc bn bán, khơng có chỗ cho người đi bộ.(44)

Thứ năm, mạng đường bộ có nhiều giao cắt (khu vực phía trong vành

đai II: bình qn 380m có một giao cắt). Các nút giao thơng quan trọng hiện tại đều là nút giao bằng. Một số nút đang được xây dựng dưới dạng giao cắt khác mức trực thơng. Việc sử dụng đèn tín hiệu giao thơng hoặc bố trí các đảo trịn tại các ngã tư khơng đáp ứng được năng lực thông qua, gây ùn tắc.

Thứ sáu, chưa có sự phối hợp tốt giữa quản lý và xây dựng các cơng

trình giao thơng và đơ thị. Việc đường vừa làm xong lại đào còn phổ biến gây tốn kém, cản trở giao thông và ảnh hưởng tới chất lượng sử dụng.

Thứ bảy, xu thế phát triển đô thị tập trung chủ yếu vào hướng Tây và

Tây Nam thành phố làm tăng mật độ dân cư, tạo nên nhu cầu đi lại lớn trong khi mạng lưới giao thông đường bộ chưa kịp phát triển.(45)

Một phần của tài liệu thanh tra giao thông trong quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ ở thủ đô hà nội (Trang 36 - 39)