Tổ chức, tuyên truyền vận động quần chúng tham gia quản lý TTATGT đường bộ ở cơ sở

Một phần của tài liệu thanh tra giao thông trong quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ ở thủ đô hà nội (Trang 27)

TTATGT đường bộ ở cơ sở

Đây vừa là một công tác cụ thể quản lý TTATGT, vừa là một trong những phương pháp chủ yếu để duy trì, tổ chức và tiến hành quản lý

TTATGT theo các nội dung yêu cầu đặt ra. Việc tuyên truyền, vận động quần chúng chấp hành luật lệ giao thông được thực hiện xuất phát yêu cầu nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông, đây không những là đối tượng quản lý chủ yếu nhất cua quản lý TTATGT, mà còn là đối tượng chủ yếu cơ bản nhất của hoạt động giao thông quốc gia, họ vừa là chủ thể có ý thức để đảm bảo TTATGT, song cũng chính họ nếu không có nhận thức đầy đủ về Luật giao thông thì lại trở thành những nguyên nhân chủ yếu gây ra TNGT và làm mất TTATGT. Chỉ khi nào đối tượng này có nhận thức đầy đủ về các quy tắc giao thông, có ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của luật lệ giao thông, tham gia quản lý TTATGT ở từng địa bàn cơ sở, chủ động phát hiện đấu tranh với các hành vi vi phạm hành chính về TTATGT, góp ý xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống các quy định về đảm bảo TTATGT… lúc đó mới có điều kiện cơ bản để duy trì và tổ chức tiến hành các biện pháp đảm bảo TTATGT. Do vậy, việc tuyên truyền vận động quần chúng chấp hành luật lệ giao thông vừa là nhiệm vụ, vừa là phương pháp quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và của lực lượng CSGT nói riêng được pháp luật quy định để chủ động loại trừ những nguyên nhân, điều kiện làm mất TTATGT và gây TNGT.

Công tác tuyên truyền vận động quần chúng tham gia quản lý TTATGT của lực lượng Thanh tra giao thông bao gồm hai nội dung cơ bản sau:

- Tuyên truyền vận động quần chúng chấp hành luật giao thong đường bộ

Tuyên truyền vận động quần chúng để họ tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông là điều kiện cơ bản mang tính chiến lược trong việc đảm bảo TTATGT. Vì thế nội dung tuyên truyền cần tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

Các quy định cơ bản về đảm bảo TTATGT như: Trách nhiệm công dân khi tham gia giao thông, các quy tắc giao thông (phía đi phần đường, tránh

vượt, qua nơi giao nhau, tốc độ, đỗ dừng, quay đầu, chuyển hướng phương tiện); hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông; tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn với các đối tượng tham gia giao thông…

Các hành vi vi phạm hành chính về đam bảo TTATGT và trách nhiệm công dân. Tai nạn giao thông, hậu quả, nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa đấu tranh chủ yếu của công dân.

- Tổ chức hướng dẫn quần chúng tham gia quản lý TTATGT đường bộ

Phối hợp với các chính quyền địa phương, lực lượng chức năng như Cảnh sát khu vực, Công an xã hoặc Ban bảo vệ trong các cơ quan xí nghiệp đóng ở các địa bàn tuyến giao thông trọng điểm để xây dựng nòng cốt về đảm bảo TTATGT, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các cán bộ cơ sở biết cách tham gia quản lý TTATGT trong một số trường hợp cần thiết như: Bảo vệ hiện trường vụ TNGT, chỉ huy điều khiển giao thông, tham gia giải tỏa ùn tắc giao thông và giữ gìn TTATGT ở các địa bàn khu vực quản lý. Việc tổ chức hướng dẫn quần chúng biết cách tham gia quản lý TTATGT ở từng địa bàn cơ sở, có một ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế lẫn nghiệp vụ quản lý và đặc biệt là đã phát huy được tính tích cực của quần chúng trong tham gia quản lý các hoạt động xã hội ở cơ sở, tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi để lực lượng Thanh tra giao thông hoàn thành nhiệm vụ. Trong thực tế, việc tiến hành công tác trên được lực lượng TTGT ở hầu hết các nước trên thế giới thực hiện có hiệu quả.

Hai nội dung trên đây luôn có mối quan hệ chặt chẽ có tác dụng hỗ trợ bổ sung cho nhau trong quá trình tiến hành các biện pháp quản lý TTATGT ở một địa bàn nhất định, trong đó yêu cầu tuyên truyền, vận dộng để quần chúng tự giác chấp hành luật lệ giao thông được đặt lên hàng đầu, là điều kiện cơ bản đầu tiên để chủ động tiến hành các biện pháp quản lý tiếp theo.

động quần chúng chấp hành luật lệ giao thông là làm thay đổi cơ bản thói quen tự do tùy tiện trong hoạt động giao thông đã tồn tại từ nhiều năm nay trong đời sống nhân dân, từ đó thiết lập một tập quán, mọi thói quen mới “chấp hành nghiêm túc các quy định của luật lệ giao thông trong hoạt động giao thông”. Do đó, hoạt động tuyên truyền nêu trên sẽ vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa mang ý nghĩa chiến lược lâu dài đòi hỏi vừa phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, rộng rãi trong cộng đồng, vừa phải tuyên truyền sâu sắc với các đối tượng trọng điểm, cá biệt; vừa tuyên truyền vận động, hướng dẫn việc chấp hành, vừa xử lý nghiêm các hành vi cố tình vi phạm… Mặt khác, việc tuyên truyền vận động đó đòi hỏi phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan quản lý nhà nước và ý thức tự giác của quần chúng để huy động được sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội, nhằm khai thác sử dụng tốt nhất mọi hình thức, biện pháp cho phép để tuyên truyền vận động quần chúng chấp hành luật lệ giao thông.

Một phần của tài liệu thanh tra giao thông trong quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ ở thủ đô hà nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w