THÀNH PHỐ HÀ NỘ
2.1.3. Tình hình vận tải hành khách công cộng
Cuối thập kỷ 80, do phá bỏ hệ thống xe điện và thay đổi về cơ chế chính sách nên lượng khách sử dụng phương tiện vận tải hành khác công cộng đã giảm mạnh. Dịch vụ xe buýt không được cải thiện trong suốt thập kỷ 90. Đến năm 2002, nhờ áp dụng chính sách “xe buýt mẫu” với chương trình hiện đại hóa loại hình vận tải hành khách công cộng này, Hà Nội đã đạt được những thành công ban đầu trong việc khôi phục dịch vụ xe buýt của Thành phố.Theo số liệu của Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco), Hà Nội hiện có hơn 70 tuyến xe buýt với hơn 1.000 đầu xe và trên 1.300 điểm dừng đỗ, mỗi năm phục vụ trên 400 triệu lượt khách. Mục tiêu đến năm 2020, xe buýt sẽ có 98 tuyến, khối lượng 2,73 triệu lượt khách/ngày, đáp ứng 25% nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng xe buýt đã tới “ngưỡng” về lượng vận chuyển do vài năm gần đây, lượng khách tăng không đáng kể, cộng thêm việc người dân ngày càng không mặn mà với loại hình này do chất lượng dịch vụ kém. Trong khi đó, các dự án đường sắt đô thị (metro) triển khai ì ạch, nhanh nhất cũng phải tới năm 2016 mới có thể đi vào hoạt động. Đơn cử như tuyến đường sắt đô thị thí điểm Nhổn - ga Hà Nội
được khởi công từ cuối năm 2006, dự kiến hoàn thành vào năm 2010, nhưng sau 4 năm, dự án một lần nữa lại được khởi công, với kinh phí đã đội lên khoảng 1,5 lần. Các dự án đường sắt đô thị khác cũng đang trong giai đoạn rục rịch chuẩn bị. Tình trạng mạng lưới đường thiếu về số lượng, kém chất lượng đã và đang là trở ngại chính cho việc phát triển mạng lưới xe buýt của thành phố.(42);(44)